Tra từ điển để giải thích nghĩa của các từ ngữ Hán Việt sau thống suất, phiêu lưu, tế độ
Tra từ điển để giải thích nghĩa của các từ ngữ Hán Việt sau: ; xác định nghĩa của từ ngữ đó trong ngữ cảnh (bản dịch).
Tra từ điển để giải thích nghĩa của các từ ngữ Hán Việt sau thống suất, phiêu lưu, tế độ
Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Tra từ điển để giải thích nghĩa của các từ ngữ Hán Việt sau: thống suất, phiêu lưu, tế độ, trầm luân, (ơn) tái tạo; xác định nghĩa của từ ngữ đó trong ngữ cảnh (bản dịch).
Trả lời:
- thống suất: thống lĩnh và chỉ huy toàn quân (thống: quản lí tất cả; suất: dẫn dắt).
- phiêu lưu: a. bị gió dập sóng dồi; b. nay đây mai đó, trôi nổi; không tự làm chủ được. Ở đây theo nghĩa b.
- tế độ: cứu giúp (con người, chúng sinh,...) thoát khỏi khổ nạn.
- trầm luân: chìm đắm trong bể khổ.
- (ơn) tái tạo: a. dựng lại cơ nghiệp; b. lời cảm tạ người đã cứu mình khỏi chết (như tái sinh). Ở đây theo nghĩa b.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập 3 trang 20, 21 hay khác:
- Câu 1 trang 20 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Khái quát nội dung đoạn văn. Cuộc gặp gỡ giữa vua Lê Thánh Tông và oan hồn nàng Bích Châu được tác giả miêu tả như thế nào?
- Câu 3 trang 21 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Lập bảng, thống kê các chi tiết kì ảo mà bạn cho là đặc sắc trong đoạn văn. Theo bạn, chi tiết kì ảo nào trong đoạn văn này thể hiện rõ nét nhất tính chất huyền thoại, thần kì? Vì sao?
- Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Chọn các đáp án đúng với nội dung, ý nghĩa của đoạn văn miêu tả cuộc “đối thoại” giữa hai nhân vật vua Lê và Bích Châu:
- Câu 5 trang 21 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Giải thích ý nghĩa lời giãi bày của Bích Châu về chuyện nàng phải chịu cảnh “ngậm sầu như biển, coi ngày bằng năm”. Việc Bích Châu tha thiết mong được giải toả nỗi oan khiên cho thấy rõ phẩm chất nào của nhân vật?