SBT Ngữ văn 12 Bài tập 3 trang 20, 21 - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 3 trang 20, 21 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập 3 trang 20, 21 - Kết nối tri thức

Bài tập 3 trang 20 SBT Ngữ văn 12 Tập 1: Đọc lại văn bản Hải khẩu linh từ trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 99 – 101) đoạn 3, từ “Nhưng rồi vận suy đã hết” đến “vội vàng đem vào tâu” và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 20 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Khái quát nội dung đoạn văn. Cuộc gặp gỡ giữa vua Lê Thánh Tông và oan hồn nàng Bích Châu được tác giả miêu tả như thế nào?

Trả lời:

Đoạn văn kể việc vua Lê Thánh Tông thân chinh thống suất thuỷ binh để dẹp loạn hôn chúa Chiêm Thành. Khi tới vùng biển Kỳ Hoa, dừng chân nơi miếu cũ mà ngày trước quan quân nhà Trần gặp hoạ, oan hồn Bích Châu hiển linh xin vua Lê “ra tay tế độ, vớt kẻ trầm luân” và trao cho vua Lê viên ngọc minh châu. Nhà vua dùng ngọc minh châu soi ra ngoài biển, nhìn thấy thuỷ quốc của Quảng Lợi vương.

Cuộc gặp gỡ giữa vua Lê và oan hồn nàng Bích Châu được tác giả miêu tả cụ thể chi tiết, thông qua cuộc đối thoại trong giấc mơ của nhà vua. Linh hồn Bích Châu giãi bày nỗi oan ức khi rơi vào tay yêu quái, “ở lẫn với loài hội tanh”. Nhà vua xót thương, nhưng vì “âm dương cách biệt” nên “chưa rõ làm cách gì để cứu vớt" Bích Châu chỉ cho nhà vua cách giao thiệp với thuỷ quốc thông qua việc “viết một phong thư, bắn ra ngoài biển”.

Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Tra từ điển để giải thích nghĩa của các từ ngữ Hán Việt sau: thống suất, phiêu lưu, tế độ, trầm luân, (ơn) tái tạo; xác định nghĩa của từ ngữ đó trong ngữ cảnh (bản dịch).

Trả lời:

- thống suất: thống lĩnh và chỉ huy toàn quân (thống: quản lí tất cả; suất: dẫn dắt).

- phiêu lưu: a. bị gió dập sóng dồi; b. nay đây mai đó, trôi nổi; không tự làm chủ được. Ở đây theo nghĩa b.

- tế độ: cứu giúp (con người, chúng sinh,...) thoát khỏi khổ nạn.

- trầm luân: chìm đắm trong bể khổ.

- (ơn) tái tạo: a. dựng lại cơ nghiệp; b. lời cảm tạ người đã cứu mình khỏi chết (như tái sinh). Ở đây theo nghĩa b.

Câu 3 trang 21 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Lập bảng, thống kê các chi tiết kì ảo mà bạn cho là đặc sắc trong đoạn văn. Theo bạn, chi tiết kì ảo nào trong đoạn văn này thể hiện rõ nét nhất tính chất huyền thoại, thần kì? Vì sao?

Trả lời:

STT

Chi tiết kì ảo

Tính kì ảo và ý nghĩa của chi tiết

1

Nhà vua chỉ vào ngôi miếu cổ, răn đe kẻ “làm nhiều điều ngang ngược”.

- Người thách thức thế lực ma quỷ (chi tiết diễn ra trong hiện thực).

- Tư thế của người “chính nghĩa” trước thế lực gian tà.

2

Nhà vua mộng thấy một người con gái đẹp “từ dưới nước hiện lên” kêu oan...

- Người đối thoại với linh hồn kẻ chịu oan khuất (chi tiết diễn ra trong giấc mơ).

- Sự xót xa đồng cảm về số phận oan khuất mà con người phải chịu đựng, dẫu là giữa hai thế giới cách biệt,...

3

…..

……

Chi tiết nhà vua “duỗi tay ra nhặt lấy ngọc châu” và “treo ngọc minh châu nhìn ra” ngoài biển; ngọc minh châu trong giấc mơ của vua và ngọc minh châu khi vua đã tỉnh giấc.

Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Chọn các đáp án đúng với nội dung, ý nghĩa của đoạn văn miêu tả cuộc “đối thoại” giữa hai nhân vật vua Lê và Bích Châu:

A. Cuộc đối thoại diễn ra trong giấc mộng của nhà vua lúc đêm đã khuya,

B. Linh hồn Bích Châu đã chỉ dẫn cho vua Lê cách giao thiệp với thuỷ quốc của Quảng Lợi vương.

C. Thủ pháp sử dụng giấc mộng đã giúp tác giả thể hiện một cách tự nhiên sự tương thông giữa hai thế giới thực và ảo.

D. Nhà vua cảm thông sâu sắc với nỗi oan khuất của Bích Châu nhưng cuối cùng vẫn không giúp nàng giải được mối oan khiên.

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Nhà vua cảm thông sâu sắc với nỗi oan khuất của Bích Châu nhưng cuối cùng vẫn không giúp nàng giải được mối oan khiên.

Câu 5 trang 21 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Giải thích ý nghĩa lời giãi bày của Bích Châu về chuyện nàng phải chịu cảnh “ngậm sầu như biển, coi ngày bằng năm”. Việc Bích Châu tha thiết mong được giải toả nỗi oan khiên cho thấy rõ phẩm chất nào của nhân vật?

Trả lời:

Ý nghĩa lời giãi bày của Bích Châu:

- “Ngậm sầu như biển”: Phải chịu đựng nỗi sầu tủi (vừa mênh mông vô cùng, vừa thăm thẳm sâu kín) như biển cả, không thể biết giãi bày với ai, giãi bày thế nào cho tường tận.

- “Coi ngày bằng năm”: Mỏi mòn trông đợi được giải oan, tới mức mỗi ngày trôi qua dằng dặc như là một năm.

Linh hồn Bích Châu tự giãi bày với nhà vua về việc phải “ngậm sầu như biển, coi ngày bằng năm” cho thấy nàng không thể chấp nhận “ở lẫn với loài hôi tanh”. Khi trước sẵn lòng hi sinh vì nước là một chuyện, nhưng hi sinh không có nghĩa là chấp nhận “bán linh hồn cho quỷ dữ”. Phẩm chất trong trắng, sáng ngời tự thân đã thôi thúc nàng đòi hỏi được giải toả nỗi oan khuất; chấp nhận cái chết vì nghĩa chứ không chấp nhận số phận mãi chịu ô danh.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 4: Yếu tố kì ảo trong truyện kể hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: