Phân tích ngắn gọn nội dung của tư tưởng vương chính nền chính trị tốt đẹp của bậc minh quân
Phân tích ngắn gọn nội dung của tư tưởng “vương chính” (nền chính trị tốt đẹp của bậc minh quân) thể hiện qua bức thư mà vua Lê sai gửi cho Quảng Lợi vương. Nội dung bức thư mà Quảng Lợi vương sai gửi cho vua Lê và việc Giao thần bị phạt tội đã thể hiện quan điểm về hiện thực – lịch sử của tác giả như thế nào?
Phân tích ngắn gọn nội dung của tư tưởng vương chính nền chính trị tốt đẹp của bậc minh quân
Câu 3 trang 21 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Phân tích ngắn gọn nội dung của tư tưởng “vương chính” (nền chính trị tốt đẹp của bậc minh quân) thể hiện qua bức thư mà vua Lê sai gửi cho Quảng Lợi vương. Nội dung bức thư mà Quảng Lợi vương sai gửi cho vua Lê và việc Giao thần bị phạt tội đã thể hiện quan điểm về hiện thực – lịch sử của tác giả như thế nào?
Trả lời:
- Tư tưởng “vương chính” (nền chính trị tốt đẹp của bậc minh quân) thể hiện qua bức thư mà vua Lê sai gửi cho Quảng Lợi vương được thể hiện ở một số nội dung cụ thể: thưởng phạt phân minh (“ban phúc người thiện, ra tai kẻ dâm”, “ban thưởng người tốt, phạt tội kẻ xấu”), kịp thời (“nhanh như tiếng dùi với trống”), nhất quán (“trên dưới như nhau”); tính “chính danh” của thể chế vương quyền (“trẫm nối ngôi chính truyền của tổ tiên”); thực thi lí tưởng điếu dân phạt tội” (đem quân đi hỏi tội kẻ làm ác mà tội ác ấy “trời đất thần người đều không tha thứ”, yêu cầu giám sát việc thực thi chức trách của quan lại một cách chặt chẽ phải “sáng suốt soi gian”, “quyết đoán”, “nghiêm dùng quốc pháp”),…
Bức thư vua Lê sai gửi cho Quảng Lợi vương tuy không dài, nhưng nội dung trong phú, thể thức trang trọng, đúng quy tắc ngoại giao; lời lẽ, ngôn từ, lập luận rõ ràng, thuyết phục.
- Nội dung bức thư mà Quảng Lợi vương sai gửi cho vua Lê và việc Giao thần bị phạt tội đã thể hiện quan điểm về hiện thực – lịch sử của tác giả một cách gián tiếp nhưng khá cụ thể.
Tác giả đã xuất phát từ nhận thức và nhãn quan hiện thực về nền chính trị đương thời (nhà Lê, đời Lê Thánh Tông trị vì), ở thời điểm mà Nho học với đường ở chính trị nhân nghĩa và tinh thần tự chủ được đề cao, để miêu tả về thể chế và việc thực thi chính trị ở thuỷ quốc của Quảng Lợi vương. Thuỷ quốc của Quảng Lợi vương cũng thực thi “vương đạo”, “hết lòng cầu tìm người hiền tài, mong có sự phò giúp của lượng tá”, với mục đích thực hiện việc trị nước được “công bằng rất mực”, “thước gươm sáng chẳng dung gian tà”.
Vương quốc nơi cõi âm tuy khác biệt với dương gian, nhưng được tác giả soi chiếu với các nguyên tắc của chính nghĩa, xuất phát từ luân thường đạo lí, phép xử thế căn bản của con người xã hội. Một khía cạnh đáng chú ý: Tuy Quảng Lợi vương trị nước theo vương đạo”, nhưng vì “ánh mặt trời soi chung” chưa thấu suốt, vẫn còn hiện tượng “hang tối chưa kịp thấm nhuần”, “còn có cường thần làm bậy”. Đây cũng là một hiện thực lịch sử mà bằng thực tế trải nghiệm, tác giả đã trực tiếp phản ánh trong tác phẩm.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập 4 trang 21 hay khác:
- Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Hãy nêu vắn tắt nội dung của đoạn văn. Theo bạn, trong đoạn văn này, chi tiết/ sự việc kì ảo nào hấp dẫn hơn cả? Vì sao?
- Câu 2 trang 21 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Tra từ điển để giải thích nghĩa của các từ ngữ Hán Việt sau: chính truyền, tiến phát, tiểu nhân, quân tử, quốc pháp, phục bút, lương tá, tuyên chỉ, ba đào, sắc dục; xác định nghĩa của từ ngữ đó trong ngữ cảnh (bản dịch).
- Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và cho biết tác giả đoạn trích đã khẳng định ưu điểm của tác phẩm Hải khẩu linh từ ở những khía cạnh nào?