Phân tích tính chất gây cười của chi tiết cái áo quan của cụ Đại Lợi
Phân tích tính chất gây cười của chi tiết cái áo quan của cụ Đại Lợi.
Phân tích tính chất gây cười của chi tiết cái áo quan của cụ Đại Lợi
Câu 3 trang 30 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Phân tích tính chất gây cười của chi tiết cái áo quan của cụ Đại Lợi.
Trả lời:
Chi tiết này xuất hiện ở ngay đầu đoạn trích. Cỗ áo quan mà nhân vật Ba Lường mang đến nhà ông bà Đại Cát vốn được ông bà Đại Cát đặt làm để dành lo việc hậu sự cho cụ Đại Lợi. Đây là một trong các hành động nhằm tẩu tán gia tài của họ. Khi Thuý Trinh và Hùng thuyết phục được ông bà Đại Cát dừng việc che giấu và tẩu tán tài sản lại, Ba Lường phải rời đi cùng với cỗ áo quan. Cụ Đại Lợi thấy vậy đã vội vã chạy theo xin nhận cỗ hậu sự của chính mình để gửi lên chùa, đồng thời mắng bố con ông Đại Cát là không có hiếu.
Sau khi miêu tả, HS dựa vào các tri thức đã học để xác định chi tiết cỗ áo quan xuất hiện trong một tình huống trớ trêu mang tính gây cười, đồng thời cũng là một tình huống có tính ẩn dụ. Nhân vật cụ Đại Lợi và hình ảnh cỗ áo quan đại diện cho quá khứ, cho cái lạc hậu, cái quá thời. Hành động cụ Đại Lợi chạy theo cổ áo quan đi ra khỏi sân khấu cho thấy cái quá khứ, lạc hậu, quá thời đó được tống tiễn đi bằng tiếng cười. Đó cũng chính là bản chất của hài kịch.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập 4 trang 30 hay khác:
- Câu 1 trang 30 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Dựa vào nội dung tóm tắt tác phẩm trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 145), hãy xác định vị trí của đoạn trích trong vở kịch.
- Câu 2 trang 30 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Dựa vào các kiến thức đã học về nhân vật hài kịch, hãy chia các nhân vật trong đoạn trích thành các nhóm và lí giải sự phân chia của bạn.
- Câu 4 trang 30 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Hùng Trinh nhìn nhau. Trong khi đó u Trinh đi mở toang các cánh cửa phòng Ánh sáng trời ùa vào chỗ Hùng – Trinh đứng. U Trinh hồ hởi tiến lại, kéo hai người sát vào nhau, sung sướng cười nheo nheo cặp mắt. Theo bạn, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua đoạn này?
- Câu 5 trang 30 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Thông qua đoạn trích trên, hãy chứng minh nhận định: “Xung đột trong hài kịch dù căng thẳng đến mấy, cũng luôn có khả năng được giải quyết theo hướng cái xấu, cái không hoàn thiện bị phủ nhận, cái tốt đẹp, tiến bộ được khẳng định (SGK Ngữ văn 12, tập một, tr. 131).