Người kể chuyện xưng tôi biết rõ nỗi buồn chiến tranh nặng nề của Kiên mà vẫn nói rằng Kiên có niềm lạc quan


Người kể chuyện xưng “tôi” biết rõ nỗi buồn chiến tranh nặng nề của Kiên mà vẫn nói rằng Kiên có niềm lạc quan đáng phải ghen tị. Cần giải đáp như thế nào về nghịch lí này?

Người kể chuyện xưng tôi biết rõ nỗi buồn chiến tranh nặng nề của Kiên mà vẫn nói rằng Kiên có niềm lạc quan

Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Người kể chuyện xưng “tôi” biết rõ nỗi buồn chiến tranh nặng nề của Kiên mà vẫn nói rằng Kiên có niềm lạc quan đáng phải ghen tị. Cần giải đáp như thế nào về nghịch lí này?

Trả lời:

Người kể chuyện xưng “tôi” biết rõ nỗi buồn chiến tranh nặng nề của Kiên mà vẫn nói rằng Kiên có niềm lạc quan đáng phải ghen tị.

- Nỗi buồn chiến tranh liên quan đến niềm tin vào ý nghĩa của những gì người lính đã nếm trải. Dù nếm trải đó có cay đắng bao nhiêu thì nó vẫn có ý nghĩa tích cực, cho người ta một cơ hội để hiểu rõ bản thân mình, hiểu rõ những gì cần từ bỏ hay cần gìn giữ. Rõ ràng, việc truy ngược hành trình đã từng trải qua bằng kí ức là điều hoàn toàn cần thiết.

- Nỗi buồn chiến tranh đưa lại cho nhân vật niềm hạnh phúc thật sự khi “mãi mãi được sống trong mùa xuân của những tình cảm mà ngày nay đã mai một hoặc đã già cỗi và biến tướng”. Nhìn tổng thể, chiến tranh gắn với sự hung bạo, huỷ diệt, tàn phá, chết chóc. Nhưng để thắng được chiến tranh, chất người của con người phải mạnh hơn. Chính vì thế, với nỗi buồn chiến tranh, nhân vật Kiên đã “vĩnh viễn được sống trong những ngày tháng đau thương nhưng huy hoàng”. Như vậy, Kiên đã tin và đã gặp cái cần gặp. Đây rõ ràng là niềm lạc quan của anh.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập 5 trang 6 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: