Nỗi buồn đậm đặc trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh phải chăng phản ánh cái nhìn một chiều
Nỗi buồn đậm đặc trong tác phẩm phải chăng phản ánh cái nhìn một chiều của tác giả về hiện thực cuộc sống? Đoạn văn bản này có thể giúp bạn giải đáp vấn đề vừa nêu như thế nào?
Nỗi buồn đậm đặc trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh phải chăng phản ánh cái nhìn một chiều
Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nỗi buồn đậm đặc trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh phải chăng phản ánh cái nhìn một chiều của tác giả về hiện thực cuộc sống? Đoạn văn bản này có thể giúp bạn giải đáp vấn đề vừa nêu như thế nào?
Trả lời:
Nỗi buồn đậm đặc trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh phải chăng phản ánh cái nhìn một chiều của tác giả về hiện thực cuộc sống. Một cuộc chiến tranh vì mục đích cao cả (cứu nước, bảo vệ độc lập dân tộc), bên cạnh mặt bi còn có mặt hùng. Tiểu thuyết của Bảo Ninh, như nhan đề của nó dường như chỉ phản ánh mặt bi với rất nhiều chấn thương tinh thần nặng nên những người đã trực tiếp trải qua cuộc chiến. Nhưng điều đó không có nghĩa là tác giả đã có cái nhìn phiến diện về một hiện thực vĩ đại trên đất nước ta trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến năm 1975. Một tác phẩm có quyền chỉ chọn thể hiện riêng một mặt nào đó mà tác giả thấy có thể nêu được những thông điệp có ý nghĩa nhất. Điều này, nhà văn Bảo Ninh ý thức rất rõ. Chính đoạn văn bản được đề cập ở đây chứng minh điều đó. Nói nhiều về nỗi buồn không có nghĩa là tác phẩm thiếu niềm lạc quan.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập 5 trang 6 hay khác:
- Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Người kể chuyện xưng “tôi” đã bày tỏ sự đồng cảm như thế nào với “nỗi buồn chiến tranh” của nhân vật Kiên?
- Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nêu cách hiểu của bạn về ý nghĩ sau đây của nhân vật “tôi”: “Chính nhờ nỗi buồn mà chúng tôi đã thoát khỏi chiến tranh, thoát khỏi bị chôn vùi trong cảnh chém giết triền miên, trong cảnh khốn khổ của những tay súng, những đầu lê, trong ám ảnh bạo lực và bạo hành, để bước trở lại con đường riêng của mỗi cuộc đời”. Theo bạn, ở đoạn giới thiệu về tác phẩm trong SGK (tr. 24), có câu nào liên quan đến ý nghĩ này?
- Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Người kể chuyện xưng “tôi” biết rõ nỗi buồn chiến tranh nặng nề của Kiên mà vẫn nói rằng Kiên có niềm lạc quan đáng phải ghen tị. Cần giải đáp như thế nào về nghịch lí này?
- Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Qua đoạn văn bản này, bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa của một câu xuất hiện ở phần một của văn bản: “Kiên tin rằng anh đã phục sinh, nhưng là một sự phục sinh lùi về sâu xa”?
- Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nỗi buồn đậm đặc trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh phải chăng phản ánh cái nhìn một chiều của tác giả về hiện thực cuộc sống? Đoạn văn bản này có thể giúp bạn giải đáp vấn đề vừa nêu như thế nào?