Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài tập 6 trang 28 - Kết nối tri thức
Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài tập 6 trang 28
Bài tập 6. trang 28 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Chúng ta hãy bắt đầu từ một cành bất kì của cây sự sống này. Đi từ cành này đến cành khác, từ nhánh này đến nhánh kia, bạn sẽ luôn thấy một con đường dẫn tới thân cây chính. Cách đây khoảng 500 triệu năm, tổ tiên của tôi là một con cá. Trở lại thời gian 1 tỷ năm rưỡi: tổ tiên của tôi là một vi khuẩn. Trên thực tế, tất cả chúng ta đều là hậu duệ của cùng một và chỉ một sinh vật, một tế bào nguyên thủy cách đây khoảng 3,8 tỷ năm. Sự sống đã nảy nở trong một quá khứ rất xa xôi từ một và chỉ một sự kiện. Từ một tổ tiên chung, ở gốc của cây sự sống, nó đã đa dạng hóa theo thời gian bằng các phân nhánh liên tiếp với sự xuất hiện của những loài mới. Thân cây sự sống đã lớn lên theo chiều dọc, nhưng các cành, nhánh cũng ra đời để tạo cho nó một sự phát triển theo bề ngang. Nếu một số loài phát triển và sinh sôi nảy nở, thì nhiều loài khác, như chim cu lười hoặc khủng long, đã không còn sống sót. Hơn 99% số loài xuất hiện trên Trái Đất đã tuyệt chủng. Chúng là các cành thấp của cây sự sống, và đã bị cắt cụt.
(Trịnh Xuân thuận, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao,
NXB Tri thức, Hà Nội, 2015, tr. 600)
Trả lời:
Cây sự sống là cụm từ được lặp lại nhiều lần và có vị trí nổi bật nhất trong đoạn trích. Khi nhắc tới nó thường xuyên, tác giả muốn dựng lên một hình ảnh cụ thể, giúp người đọc dễ dàng hình dung về quá trình hình thành và phát triển của sự sống cũng như mối quan hệ giữa tất cả các đối tượng làm nên sự sống đó.
Trả lời:
Với câu “Đi từ cành này đến cành khác, từ nhánh này đến nhánh kia, bạn sẽ luôn thấy một con đường dẫn tới thân cây chính”, tác giả muốn nhấn mạnh rằng các loài trên Trái Đất dù xa cách và khác nhau bao nhiêu thì cũng đều có chung một nguồn gốc.
Trả lời:
Các con số 3,8 tỷ năm, 1 tỷ rưỡi năm, 500 triệu năm cho biết các mốc phát triển của sự sống, đi từ một tế bào nguyên thuỷ, tới một vi khuẩn rồi sau đó mới tới “một con cứ; trước khi có sự nảy nở phong phú của muôn loài như hiện nay.
Trả lời:
Khi dùng các từ tổ tiên, hậu duệ trong các câu 3, 4, 5, tác giả muốn khẳng định một lần nữa nguồn gốc chung của muôn loài - đều đã được đề cập trong câu “Đi từ cành này đến cành khác...“ xuất hiện trước đó. Nhưng nếu câu trước chỉ đơn thuần nêu lên một nhận xét khách quan, thì với câu có các từ tổ tiên, hậu duệ, tác giả còn muốn khơi dậy ý thức trách nhiệm của con người đối với sự tồn tại của các loài khác trên Trái Đất.
Trả lời:
Luôn nhất quán với cách hình dung sự sống như một thân cây, phát triển trong thời gian theo cả chiều dọc lẫn bể ngang, tác giả đã chọn lối giải thích đầy hình ảnh nhưng rất thuyết phục về sự tuyệt chủng của hơn 99% số loài trên Trái Đất. Chẳng qua chúng giống như những cành thấp của cái cây, đã bị khô mục, gãy nát hay bị thời gian cắt cụt, thuận theo quy luật tự nhiên mà không gì có thể can thiệp, níu giữ được.
Trả lời:
Đoạn trích chứa đựng những thông tin khoa học mang tầm khái quát rất cao nhưng vẫn dễ hiểu và đặc biệt hấp dẫn. Ẩn dụ cây sự sống bao trùm toàn đoạn trích, tạo cho nó một sự thống nhất toàn vẹn. Mọi dẫn giải, phân tích đều chịu sự chi phối của ẩn dụ này, khiến cho những điều trừu tượng trở nên dễ thấy, dễ nắm bắt, lĩnh hội.
Trả lời:
Trong đoạn trích, toàn bộ các câu 3, 4, 5,6 đã triển khai ý khái quát chứa đựng
trong câu thứ 2. Từ đây, có thể xác định câu thứ 2 chính là câu chủ đề.
Trả lời:
Các từ mượn trong đoạn trích đều là từ Hán Việt, nhưng trong số chúng, có lẽ vi khuẩn, tế bào, khủng long là những từ có “tuổi đời” trẻ hơn. Lý do khá đơn giản: các đối tượng mà những từ này “gọi tên” mới được giới khoa học phương Tây nghiên cứu, phát hiện cách nay chưa đến vài trăm năm. Từ đó suy ra, các từ nói trên, dù có nguồn gốc thế nào, cũng khó có thể ra đời trước những từ như tổ tiên, hậu duệ, quá khứ, sinh vật,...