Ngoài những thông tin về ghe, xuồng ở Nam Bộ có trong văn bản


Ngoài những thông tin về ghe, xuồng ở Nam Bộ có trong văn bản, em còn biết thêm điều gì về các loại phương tiện này? Em tìm được các thông tin đó ở nguồn nào?

Ngoài những thông tin về ghe, xuồng ở Nam Bộ có trong văn bản

Câu 7 trang 40 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Ngoài những thông tin về ghe, xuồng ở Nam Bộ có trong văn bản, em còn biết thêm điều gì về các loại phương tiện này? Em tìm được các thông tin đó ở nguồn nào?

Trả lời:

Ngoài những thông tin về ghe, xuồng ở Nam Bộ có trong văn bản, em còn biết thêm được:

1.Đặc điểm phân loại

    Ghe xuồng ở Nam Bộ rất đa dạng, phong phú với nhiều kiểu loại, tên gọi khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, chức năng sử dụng và phương thức hoạt động ta có thể tạm phân chia thành những loại khác nhau.

Huỳnh Tịnh Của định nghĩa về xuồng như sau: Ghe nhỏ, ghe làm chơn, thường dòng theo ghe lớn”. Về xuồng, ta thấy có các loại phổ biến như xuồng ba lá, xuồng năm lá, tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng chèo, xuồng máy…Nghề đóng ghe

Từ cuối thế kỷ XVIII, ở đất Gia Định- Đồng Nai, ngành đóng và sửa chữa tàu thuyền đã ra đời, phục vụ cho nhu cầu vận chuyển đường thuỷ ngày càng lớn của vùng đất này. “Ở ngã ba sông Nhà Bè thuộc huyện Phước Long, tục gọi phường Thương Đà, trước kia tàu thuyền của phương Bắc đến buôn bán, phàm thuyền bị nát, bị rò phải sửa chữa hoặc đóng thuyền mới, tất do chỗ này” “Luỹ cũ Trao Trảo ở huyện Long Thành năm Canh Tuất (1790) đầu đời trung hưng, đắp thành luỹ, đóng tàu thuyền”

Ở Nam Bộ có nhiều “lò” đóng ghe nổi tiếng, thành ra những trường phái riêng, có thể kể như: ghe Bình Đại, ghe Cần Đước, ghe Bà Rịa, ghe Phú Quốc…

Trước Cách mạng tháng Tám- 1945, tại Bình Đại có các trại ghe Bắc Hải ở Thọ Phú và ghe Đông Hải ở Phước Thuận chuyên đóng những ghe cửa lớn vận chuyển hàng hóa đi buôn với các tỉnh cực Nam Trung Bộ, nổi tiếng một thời. Thợ thủ công ở Vũng Luông (Thọ Phú- Thới Thuận) và vàm Bà Khoai là những nơi có tay nghề cao.

Tại Cần Đước đã hình thành nên hai trung tâm đóng ghe, một ở chợ Kinh và một ở vàm Cầu Nổi với những trại ghe tiếng tăm như Hiệp Phát, Hiệp Lợi, Trần Văn Chà (sau đổi là Tân Hưng) ở chợ Kinh; Năm Châu, Bảy Thạch…ở Phước Đông hay có thể kể thêm Hiệp Đồng, Hiệp Hoà ở Tân Tập (Cần Giuộc)

Từ đầu thế kỷ XX, nghề đóng ghe xuồng ở Cần Thơ đã phát triển. Lúc đầu chỉ vài hộ, rồi dần dần trở thành làng nghề, mang tính chuyên nghiệp, cha truyền con nối. Nổi tiếng nhất là ở Ngã Bảy (Phụng Hiệp). Ở Vàm Xáng, Phong Điền, thị trấn Cái Răng (Châu Thành) cũng là những làng nghề đóng ghe xuồng danh tiếng.

Ghe đóng ở Cần Thơ nổi tiếng kiểu dáng thanh mảnh, mũi nhọn, nhảy sóng tốt. Phong Điền là nơi chuyên đóng ghe hầu với kỹ thuật chạm trổ rất khéo.

Ở thành phố Hồ Chí Minh có làng đóng ghe cầu Rạch Ong nằm hai bên bờ rạch Ong, gần ngã ba của con rạch này và kinh Tẻ, thuộc địa bàn phường Tân Hưng (quận 7) và phường 1 (quận 8). Làng nghề này hình thành khoảng năm 1962, do những người thợ từ Cần Đước, Cần Giuộc (Long An) mang đến. Trọng tải của loại ghe Cần Đước đóng tại đây có nhiều cỡ, khoảng từ 30-200 tấn. Gần đây, làng nghề chủ yếu đóng các loại tàu kéo, tàu ủi và xuồng thông với sức chở từ 500kg đến 3 tấn, và sửa chữa các loại ghe thuyền khác nhau.

Ở An Giang, nghề đóng ghe xuồng ngày càng phát triển ở một số làng xã như: Mỹ Hiệp, Mỹ Luông, Chợ Thủ (Chợ Mới), Bình Mỹ, Bình Long (Châu Phú). Ghe xuồng có giá rẻ, dễ mua sắm, kiểu dáng luôn được cải tiến.

Tại Bà Rịa- Vũng Tàu, các trại ghe tập trung chủ yếu ở Bình Châu, Phước Bửu, Long Hải, Phước Lễ, Phước Tỉnh, Phước Hải, Vũng Tàu…

Ở Vĩnh Long hiện còn vài trại ghe nổi tiếng, do cha truyền con nối nhiều đời, như trại ghe Năm Danh, Phước Thành, Năm Sên, Thanh Hải ở Trà Ôn; trại ghe Hòa Hiệp tại Cầu Mới; trại ghe ở ấp Thanh Tân và Thanh Khê xã Thanh Bình, huyện Vũng Liêm…

3.Phương thức hoạt động

Ngày xưa, việc lưu thông của ghe xuồng trên sông đã được nhà nước đặt thành những luật lệ với những quy định cụ thể: phàm ghe thuyền đi bất luận gặp gió nước thuận hay nghịch, khi đi gần gặp nhau thì phải hô là “bát” (tục thường ghe đi phía tả gọi là “cạy”, đi phía hữu gọi là “bát”) thì ghe mình đi qua phía hữu, để cho thuận lái thuận sào dễ điều khiển mà tránh nhau. Nếu ghe nay đã hô “bát” mà ghe kia còn đi tới phía tả không tránh để cho đụng nhau hư hỏng, thì lỗi ấy về ghe không tránh kia. Lại trong trường hợp ấy có kẻ biện chiết chưa chịu khuất phục, thì phải xét ghe nào chở nhẹ hơn và đi thuận dòng nước, thừa thế ấy chạy mau phải đụng ghe kia, thì ghe ấy bị lỗi”

- Em tìm được các thông tin đó ở Internet.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: