SBT Ngữ văn 7 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7.
- Câu 1 trang 50 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2
- Câu 2 trang 51 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2
- Câu 3 trang 51 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2
- Câu 4 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2
- Câu 5 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2
- Câu 6 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2
- Câu 7 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2
- Câu 8 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2
- Câu 9 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2
Giải SBT Ngữ văn 7 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 - Cánh diều
Tên văn bản đã học |
Thể loại và kiểu văn bản |
||||
Truyện |
Thơ |
Kí |
Văn bản nghị luận |
Văn bản thông tin |
|
1. Ếch ngồi đáy giếng |
|
|
|
|
|
2. Rồi ngày mai con đi |
|
|
|
|
|
3. Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân |
|
|
|
|
|
4. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
|
|
|
|
|
5. Mây và sóng |
|
|
|
|
|
6. Ghe xuồng Nam Bộ |
|
|
|
|
|
7. Đẽo cày giữa đường |
|
|
|
|
|
8. Những cánh buồm |
|
|
|
|
|
9. Đức tính giản dị của Bác Hồ |
|
|
|
|
|
10. Sự giàu đẹp của tiếng Việt |
|
|
|
|
|
11. Cây tre Việt Nam |
|
|
|
|
|
12. Người ngồi đợi trước hiên nhà |
|
|
|
|
|
13. Thầy bói xem voi |
|
|
|
|
|
14. Tượng đài vĩ đại nhất |
|
|
|
|
|
15. Mẹ và quả |
|
|
|
|
|
16. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa |
|
|
|
|
|
17. Tiếng chim trong thành phố |
|
|
|
|
|
18. Tổng kiểm soát phương tiện giao thông |
|
|
|
|
|
19. Trưa tha hương |
|
|
|
|
|
20. Một số phương tiện giao thông của tương lai |
|
|
|
|
|
Trả lời:
Tên văn bản đã học |
Thể loại và kiểu văn bản |
||||
Truyện |
Thơ |
Kí |
Văn bản nghị luận |
Văn bản thông tin |
|
1. Ếch ngồi đáy giếng |
√ |
|
|
|
|
2. Rồi ngày mai con đi |
|
√ |
|
|
|
3. Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân |
√ |
|
|
|
|
4. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
|
|
|
√ |
|
5. Mây và sóng |
|
√ |
|
|
|
6. Ghe xuồng Nam Bộ |
|
|
|
|
√ |
7. Đẽo cày giữa đường |
√ |
|
|
|
|
8. Những cánh buồm |
|
√ |
|
|
|
9. Đức tính giản dị của Bác Hồ |
|
|
|
√ |
|
10. Sự giàu đẹp của tiếng Việt |
|
|
|
√ |
|
11. Cây tre Việt Nam |
|
|
√ |
|
|
12. Người ngồi đợi trước hiên nhà |
|
|
√ |
|
|
13. Thầy bói xem voi |
√ |
|
|
|
|
14. Tượng đài vĩ đại nhất |
|
|
|
√ |
|
15. Mẹ và quả |
|
√ |
|
|
|
16. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa |
|
|
|
|
√ |
17. Tiếng chim trong thành phố |
|
|
√ |
|
|
18. Tổng kiểm soát phương tiện giao thông |
|
|
|
|
√ |
19. Trưa tha hương |
|
|
√ |
|
|
20. Một số phương tiện giao thông của tương lai |
|
|
|
|
√ |
Tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản |
Văn bản |
Truyện ngụ ngôn |
|
Tùy bút |
|
Tản văn |
|
Thơ |
|
Văn bản nghị luận: Nghị luận xã hội |
|
Văn bản thông tin |
|
Trả lời:
Tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản |
Văn bản |
Truyện ngụ ngôn |
1, 3, 7, 13 |
Tùy bút |
11, 19 |
Tản văn |
12, 17 |
Thơ |
2, 5, 8, 15 |
Văn bản nghị luận: Nghị luận xã hội |
4, 9, 10, 14 |
Văn bản thông tin |
6, 16, 18, 20 |
Mẫu:
- Văn bản thông tin (Gợi ý: xem mục Chuẩn bị, Bài 10, trang 76):
+ Văn bản triển khai thông tin theo cách nào?
+ …
- …
Trả lời:
Thơ:
– Những yếu tố về hình thức:
+ Số đoạn (khổ thơ), số dòng thơ trong mỗi đoạn (khổ), số từ trong mỗi dòng thơ
+ Cách gieo vần trong bài thơ (vần chân, vần lưng…)
– Những yếu tố về nội dung:
+ Yếu tố miêu tả: làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng
+ Yếu tố tự sự: thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần
+ Ngôn ngữ thơ: hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết
Truyện ngụ ngôn
- Những câu chuyện ngụ ngôn thường mang lại tiếng cười cho người đọc tuy nhiên trong mỗi câu chuyện đều hàm chứa những bài học kinh nghiệm quý báu, cần phải chú ý điều đó khi đọc truyện ngụ ngôn
Kí (tùy bút, tản văn)
- Chú ý các chi tiết giàu tình cảm, trữ tình
- Đọc kĩ để nắm được thông điệp giá trị sâu sắc của bài tản văn
Văn bản nghị luận
- Chú ý đọc kĩ các luận điểm, tìm các luận cứ, dẫn chứng, bằng chứng cụ thể chi tiết
- Hiểu vấn đề người viết muốn trình bày trong bài viết
Văn bản thông tin
- Phân biệt người viết văn bản theo trình tự gì
- Bám sát vào từng ý lớn và các ý nhỏ để hiểu được vấn đề mà tác giả nói tới
Thể loại |
Tập một |
Tập hai |
Truyện |
Mẫu: Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng |
Mẫu: Truyện ngụ ngôn |
Thơ |
|
|
Kí |
|
|
Trả lời:
Thể loại |
Tập một |
Tập hai |
Truyện |
Mẫu: Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng |
Mẫu: Truyện ngụ ngôn |
Thơ |
Thơ bốn chữ, năm chữ |
Thơ bốn chữ, năm chữ |
Kí |
|
Tản văn, tùy bút |
Trả lời:
Các nội dung đọc, viết, nói và nghe trong sách Ngữ văn 7 gắn bó với nhau theo yêu cầu tích hợp. Những nội dung dạy và học ở phần đọc hiểu sẽ được thực hành vận dụng ở phần viết và nói – nghe. Ví dụ Bài 7, khi học đọc hiểu về các bài thơ thì đến phần viết, HS phải học cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ. Đến Bài 8, học đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội thì phần viết sẽ yêu cầu HS viết bài văn nghị luận xã hội (Viết bài văn nghị luạn về một vấn đề trong đời sống). Từ hai ví dụ trên, các em có thể dẫn thêm ví dụ ở các bài khác.
Trả lời:
Viết tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài
a. Chuẩn bị
- Đọc lại văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa
- Xem lại cách tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài ở mục Định hướng
- Dự kiến cách trình bày văn bản
b. Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
- Lập dàn ý cho đoạn văn bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:
Mở đoạn:
- Nêu nội dung chính của văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa
Thân đoạn:
- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc
+ Di chuyển bằng cách đi bộ là chính
+ Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã…sử dụng thuyền vận chuyển
+ Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển
+ Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển
- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên
+ Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển
+ Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc.
Kết đoạn:
- Nêu tên các tài liệu tham khảo của văn bản
c. Viết
- Viết bản tóm tắt theo yêu cầu khác nhau về độ dài dựa vào dàn ý đã lập
+ Nếu viết khoảng 5-6 dòng:
Bài làm tham khảo
Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc. Di chuyển bằng cách đi bộ là chính. Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã…sử dụng thuyền vận chuyển. Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển. Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên. Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển. Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc.
+ Nếu viết khoảng 10-12 dòng: Từ các ý lớn đã nêu bổ sung thêm các ý nhỏ hoặc các bằng chứng cụ thể lấy từ trong bài học
Bài làm tham khảo
Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa. Đề cập đến phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc. Trong khoảng thế kỉ X – XVIII người miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ là chính. Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã…sử dụng thuyền vận chuyển. Thuyền của họ được đóng bằng các loại gỗ dai, nhẹ, không nứt, chịu nước (như gỗ dầu, gỗ sao). Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển. Ngoài dùng thuyền, cư dân miền núi phía Bắc còn dùng bè, măng. Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên. Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển nhất là những người dân tộc Gia -rai, Ê-đê, Mnông. Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc (thường sử dụng các loại gỗ dầu, sáo). Việc dùng thuyền vận chuyển, đi lại trên sông ở Tây Nguyên chỉ phố biến với đàn ông. Có thể thấy các phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số rất đa dạng và phong phú.
Kết đoạn:
- Nêu tên các tài liệu tham khảo của văn bản
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
Đọc lại bản tóm tắt đã làm. Đối chiếu nội dung với mục Định hướng và dàn ý ở trên để tự phát hiện và tìm cách sửa các lỗi về ý, diễn đạt, trình bày.
Trả lời:
Tiếng Việt ngoài những bài học có phần thực hành riêng còn có yêu cầu phải gắn với thực hành trong đọc hiểu văn bản. Ví dụ khi học Bài 7. Thơ, ngoài phần Thực hành tiếng Việt về biện pháp tu từ, nghĩa của từ trong ngữ cảnh, tác dụng của dấu chấm lửng, trong khi dạy học hiểu các văn bản thơ trong bài học này đều phải khai thác biện pháp tu từ có trong các bài thơ được học: phát hiện (nhận biết) và hiểu tác dụng của các biện pháp tu từ trong việc biểu đạt nội dung.
Trả lời:
- Nói quá, nói giảm, nói tránh
- Dấu chấm lửng
- Từ Hán Việt
Đề 1. Em hãy nêu suy nghĩ, cảm xúc và lí do yêu thích của bản thân đối với một truyện ngụ ngôn đã học ở sách Ngữ văn 7, tập hai.
Đề 2. (SGK) Có ý kiến cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của mình và đưa ra các lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy.
Trả lời:
Đề 1.
Truyện Thầy bói xem Voi có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, để lại cho người đọc những bài học quý giá, xen kẽ vào đó là những tiếng cười bởi những tình tiết đặc sắc trong câu chuyện.
Truyện thầy bói xem voi là truyện ngụ ngôn kể về cuộc xem voi của 5 ông thầy bói mù, cả 5 ông đều chưa biết về con voi như thế nào nhân lúc đó lại có người bảo sắp có voi đi tới mấy ông liền túm tụm lại để xem, do các ông đều bị mù nên không thể nhìn được con voi đó như thế nào mà phải sờ các bộ phận của voi để đoán xem nó có hình thù như thế nào.
Những lời nhận xét của các ông về con voi là khác nhau, dẫn đến nhưng xung đột, tranh luận sâu sắc, dẫn tới cả ẩu đả. Từ những đánh giá một cách phiến diện hời hợt từ bề ngoài của các thầy bói mù đã dẫn đến những lời nhận xét không có tính chất xác thực, mà chỉ mang tính chất hiếm diện hời hợt của cái vỏ bề ngoài của sự vật sự việc. Vì vậy qua câu chuyện này muốn để lại những bài học nhân sinh cho người đọc rằng cần nên tìm hiểu rõ về sự vật hiện tượng cần hiểu được những tính chất bên trong của sự vật sự việc chứ không nên chỉ đánh giá khách quan hiếm diện từ bề ngoài sẽ dẫn đến những lời nhận xét sai chưa đúng với bản chất của sự vật.
Trong truyện 5 ông thầy bói này đều xem voi bằng cách sờ vì cả 5 ông đều bị mù, ông thì sờ vòi, ông thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thày thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Do 5 thầy sờ các bộ phận trên con voi là khác nhau vì vậy những lời nhận xét mà các ông đưa ra cũng là khác nhau. Thầy sờ vào vòi thì nhận xét nó sun sun như con đỉa. Thầy sờ vào ngà thì bảo nó chần chẫn như cái đòn càn, thầy xem tai thì khăng khăng khẳng định voi bè bè như cái quạt thóc, thầy xem chân thì khẳng định voi sừng sững như cái cột đình. Cả 5 lời nhận xét đều đúng về từng bộ phận của con voi những đó chỉ là những bộ phận riêng rẽ trên cả con voi chứ không phải là toàn bộ con voi như những lời nhận xét của ông thầy bói nhận xét. Người xưa đã từng có câu trăm nghe bằng bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ quả cũng đúng nhưng các ông thầy bói này lại chỉ sờ vào từng bộ phận bên ngoài của voi, các ông có những lời nhận xét chưa mang tính chất toàn diện mà nó chỉ dựa vào những đặc điểm bề ngoài mà các ông đã sờ thấy. Những lời nhận xét mang tính chất phiếm diện chỉ đúng với những gì ông các ông ấy nhìn thấy.
Câu chuyện ngày càng hấp dẫn với những tình huống đặc sắc và đầy mâu thuẫn khi các ông thầy bói mù này cứ tranh luân để bảo vệ cái ý kiến của mình, xét trên một khía cạnh khi nhận xét về cái vòi thì ông thầy bói đó không hề sai, kể cả thầy bói khi nhận xét về cái ngà cũng vậy nhưng các ông mang những đặc điểm đó để miêu tả toàn bộ con voi thì đó không hề chính xác, đó chỉ là những đặc điểm riêng của con voi. Cuộc tranh luận của các ông ngày càng lên đến đỉnh điểm khi cuộc tranh luận diễn ra ngày càng gay go, ai cũng tranh luận để bảo vệ lời nhận xét của mình đưa ra, cuộc tranh luận đó gây ra những đặc sắc cho câu chuyện bởi những tình huống đó khiến cho người đọc bật cười khi nhưng tranh luận đó đều mang tính chất bề ngoài không toàn diện. Cuộc tranh luân còn dẫn đến những cuộc đẩu thả, tranh cải quyết liệt.
Qua câu chuyện này cũng là bài học cho mọi người khi xem xét đánh giá một sự vật sự việc không nên chủ quan chỉ xem xét một khía cạnh mà phải xem xét một cách toàn diện, xem xét những mặt bản chất của sự vật, sự vật để từ đó có những lời nhận xét đúng đắn.
Truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi đã để lại cho người đọc những tiếng cười đặc sắc bởi tình tiết của câu chuyện rất hấp dẫn, qua câu chuyện này người đọc còn học được nhiều bài học trong cuộc sống thực tiễn.
Đề 2.
Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn đề cao đức tính giản dị của con người. Nó không những là một phẩm chất cao quý mà còn là lối sống, lối ứng xử in đậm trong văn hóa của người Việt. Có ý kiến cho rằng: ăn mặc sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống quê mùa lạc hậu.
Giản dị là một lối sống không trọng vật chất của con người. Giản dị biểu hiện ở lối sống đơn giản, không cầu kì, xa hoa, không phô trương hay lãng phí của cải vật chất. Giản dị còn thể hiện ở tinh thần yêu chuộng cuộc sống bình dị, gần gũi với thiên nhiên. Giản dị còn biểu hiện ở lời ăn tiếng nói hiền hòa, điềm đạm, có tình, có nghĩa của con người. Lạc hậu là bị tụt lùi lại phía sau, không theo kịp đà phát triển chung của xã hội. Sống quê mùa lạc hậu sẽ khiến cho con người không phát triển bản thân, không nắm bắt được những xu thế của xã hội hiện đại.
Sống giản dị không đồng nghĩa với việc sống lạc hậu, quê mùa nên ý kiến trên hoàn toàn không chính xác. Người giản dị không những giản dị trong cách xây dựng không gian sống. Họ còn giản dị cả trong lời nói, ăn mặc, công việc và ứng xử. Người giản dị thường ăn nói điềm đạm, ứng xử lịch sự, nhã nhặn. Họ ít khi có lời gắt gỏng hay xung đột với ai. Họ lấy nghĩa tình làm nguyên tắc ứng xử của mình. Những bất đồng ít khi trở thành xung đột, dĩ hòa vi quý. Một người giản dị thường không khoa trương, không dùng lời lẽ xa hoa, bóng bẩy. Lời nới của họ đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, truyền đạt đúng và đầy đủ thông tin mà họ muốn nói. Trong ăn mặc, họ ít khi cầu kì. Cuộc sống giản đơn như đồng quê cây cỏ. Ăn uống đối với họ cũng hết sức đạm bạc. Họ cũng không thích những bộ trang phục lòe loạt, kiểu cách. Trang phục của họ thường rất bình dị, hòa hợp với hoàn cảnh xung quanh. Trong công việc, họ cầu tiến nhưng không quá tham vọng. Họ sẵn sàng đối đầu với khó khăn thử thách để hoàn thành tốt công việc. Ít khi nào ta thấy họ bỏ cuộc hay chấp nhận thất bại một cách dễ dàng.
Vì thế em không tán thành với ý kiến trêm. Một người, có thể xem là ví dụ tiêu biểu nhất của lối sống giản dị. Đó là chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta. Người giản dị từ lời ăn, tiếng nói tới hành động cử chỉ của mình. Kể cả khi đã làm chủ tịch của một nước, Người vẫn không hề sống một cuộc sống xa hoa. Người vẫn luôn giữ cho mình một đức tính giản dị. Người được rất nhiều người nể phục, tin tưởng, yêu thương. Sự giản dị của Người như là một chuẩn mực cho các thế hệ tiếp theo noi gương. Những đức tính giản dị của Người là một trong những di sản mà người để lại cho thế hệ sau này, một đức tính tuyệt vời từ một nhà lãnh đạo tối cao của dân tộc.