Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Cậu bé chăn cừu
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Cậu bé chăn cừu
Câu 7 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cậu bé chăn cừu
Một ngày nọ, có một cậu bé chăn cừu buồn rầu ngồi trên sườn núi nhìn những con cừu của mình. Để làm vui vẻ cho mình, cậu hít một hơi thật sâu rồi la lên: “Sói! Sói! Có sói đang đuổi bắt cừu!”.
Dân làng chạy ngay lên núi để giúp cậu bé đuổi chó sói. Nhưng khi họ đến đỉnh núi thì không thấy con chó sói nào hết. Cậu bé nhìn những khuôn mặt đang giận dữ của dân làng và cười.
Người dân liền bảo với cậu bé: “Này cậu bé chăn cừu, đừng hô sói khi không có chó sói.”. Rồi họ tức giận bỏ xuống núi.
Hôm sau, cậu bé lại la toáng lên: “Sói! Sói! Có sói đang đuổi bắt cừu!”. Vì sự vui sướng nghịch ngợm của mình, cậu bé lại thấy người dân chạy lên núi để giúp cậu đánh đuổi sói.
Nhưng khi người dân không thấy chó sói đâu, họ liền nghiêm nghị nói với cậu bé: “Hãy dành bài ca ssangs sợ của cậu cho khi nào có việc xấu thực sự! Đừng hô sói khi không có chó sói!”.
Nhưng cậu bé chỉ nhe răng cười, nhìn họ tức giận xuống núi một lần nữa.
Về sau, cậu bé nhìn thấy một con sói thực sự đang rình mò đàn cừu của cậu. Rất hoảng sợ, cậu bé vắt chân lên chạy, dùng hết sức la toáng lên: “Sói! Sói!”.
Nhưng dân làng nghĩ rằng cậu bé lại lừa họ nên không ai chạy lên núi.
Hoàng hôn xuống, mọi người tự hỏi tại sao không thấy cậu bé và đàn cừu trở về. Họ liền leo lên đồi để tìm cậu bé và họ thấy cậu đang vừa khóc vừa nói: “Thực sự đã có một con sói ở đây! Bầy cừu đã chạy tan tác! Cháu đã hô có sói! Tại sao các bác không tới?”.
Khi trở về làng, một cụ già đã khoác tay lên vai cậu bé và an ủi: “Sáng mai, chúng ta sẽ giúp cháu tìm những con cừu bị mất, không ai tin một kẻ nói dối ngay cả khi họ đang nói thật, cháu ạ!”.
(Ê-dốp, in trong Tuyển tập truyện tranh Ê-dốp – Cậu bé chăn cừu. Đặng Ngọc Thanh Thảo – An Bình dịch, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2010)
a. Truyện kể về những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
b. Bối cảnh của truyện có gì độc đáo?
c. Truyện nêu lên được bài học gì? Bài học ấy có liên quan với bản thân em như thế nào?
Trả lời:
a. Các nhân vật: cậu bé chăn cừu, dân làng, đàn cừu, chó sói. Cậu bé chăn cừu là nhân vật chính bởi các tình tiết của truyện đều xoay quanh nhân vật này.
b.
Bối cảnh của truyện là cậu bé chăn cừu vì một mình chăn đàn cừu thật buồn chán, tẻ nhạt nên đã nghĩ ra cách nói dối dân làng có chó sói đến ăn thịt đàn cừu để mọi người chạy đến cho vui.
c.
Truyện nhắc nhở mọi người không nên nói dối. Những ai nói dối sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình. Nói dối là một tính xấu, gây nhiều tác hại khôn lường, mọi người cần phải tránh. Câu chuyện là bài học cho lối ứng xử của bản thân chúng ta, đó là cần phải biết vui đùa đúng lúc, đúng chỗ, không lấy việc nói dối làm trò đùa