Tính mạch lạc đã được thể hiện trong đoạn trích dưới đây như thế nào
Tính mạch lạc đã được thể hiện trong đoạn trích dưới đây như thế nào?
Tính mạch lạc đã được thể hiện trong đoạn trích dưới đây như thế nào
Câu 5 trang 66 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tính mạch lạc đã được thể hiện trong đoạn trích dưới đây như thế nào?
Chân rõ ràng không mỏi, nhưng tâm rã rời, cứ chạy theo đeo đuổi miết trên những giàn phơi. Hụt hơi, chới với. Có lần về nhà kêu má Tết này làm những món này này, những món mà mình nhìn thấy mang theo trên suốt chặng đường từ nhà ngoại về. Má cười, người ta có đâu có nghĩa là mình phải có.
Mình dại hơn cả tuổi mười ba, không hiểu câu đó mấy, nên vẫn muốn má bày thật nhiều thứ trên giàn phơi nhà mình, chớ không phải còm nhom chút dưa kiệu, dưa hành, chút chuối khô,... Nên Chạp sau mình vân nhắc, má lại nói ta đâu cần phải có cái mà người ta có.
Cũng may qua mỗi Chạp mỗi mùa phơi mình mỗi lớn, bài học của người của ta má không nhắc nữa, mình bỗng bâng quơ nhớ. Nhận ra trên giàn cũng phơi những thân phận người. Ngó qua khoảng sân đã rợp những cây mông gà, vạn thọ biết ai ăn Tết lớn ai chị đìu hiu, như ngó qua cái sào phơi quần áo biết nhà ai đông, nhà ai đơn chiếc, ai khả giả, ai nghèo. Nắng gió khiến mọi niềm vui, nỗi buồn bày ra như một cuộc diễu hành, không che giấu khách qua đường. Căn chòi của bà già chèo đò hay chở mình qua sông trồng mãi, cho đến ngày cuối Chạp bỗng trên đồng củi có phơi vài tàu lá chuối, biết tối nay trên sân nhỏ bà sẽ ngồi canh nồi bánh tét đến giao thừa. Mình bỗng nghe nhẹ nhõm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên kia sông.
Chật vật mấy, cuối Chạp cũng có cái đem phơi, đem nhuộm nắng, cũng có bụi bông vạn thọ, và bông trang, bông lồng đèn nở rực rỡ trên rào...
(Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trước)
Trả lời:
Tính mạch lạc đã được thể hiện trong đoạn trích qua sự kết nối ý tứ, cảm xúc giữa các đoạn, từ “Chân rõ ràng không mỏi, nhưng tâm rã rời, cứ chạy theo đeo đuổi miết trên những giàn phơi” thể hiện sự theo đuổi giá trị vật chất cho đến “má lại nói ta đâu cần phải có cái mà người ta có” thể hiện sự nhắc nhở của người lớn, cho đến “Mình bỗng nghe nhẹ nhõm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên kia sông” thể hiện sự trưởng thành của cái tôi và cuối cùng kết lại bằng sự hài lòng với những điều giản đị trong cuộc sống: “Chật vật mấy, cuối Chạp cũng có cái đem phơi, đem nhuộm nắng, cũng có bụi bông vạn thọ, và bông trang, bông lồng đèn nở rực rỡ trên rào...".