SBT Ngữ văn 7 Bài tập 3 trang 20, 21 Kết nối tri thức


Đọc từ câu “Vượt qua tính chất huyền bí của câu chuyện ấy, “Hãy cầm lấy và đọc” trở thành lời mời gọi trân trọng người ta đọc một cuốn sách.” đến câu “Bạn hãy cầm lấy và đọc”, đó là lời sẻ chia của một người bạn muốn giới thiệu cho ta một cuốn sách hay." trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc của Huỳnh Như Phương, SGK (tr. 61 - 62) và trả lời các câu hỏi:

Giải SBT Ngữ văn 7 Bài tập 3 trang 20, 21 Kết nối tri thức

Bài tập 3. trang 20, 21 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc từ câu “Vượt qua tính chất huyền bí của câu chuyện ấy, “Hãy cầm lấy và đọc” trở thành lời mời gọi trân trọng người ta đọc một cuốn sách.” đến câu “Bạn hãy cầm lấy và đọc”, đó là lời sẻ chia của một người bạn muốn giới thiệu cho ta một cuốn sách hay." trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc của Huỳnh Như Phương, SGK (tr. 61 - 62) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tác giả đã giải thích như thế nào về ý nghĩa của câu “Hãy cầm lấy và đọc”?

Trả lời:

Theo tác giả, “Hãy cầm lấy và đọc" là hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào. Nói rõ hơn, với một cuốn sách, mỗi người phải tự đọc, tìm hiểu, khám phá thay vì nghe người khác đọc rồi nói về nó.

Câu 2 trang 21 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Em có đồng tình với cách hiểu của tác giả về ý nghĩa của câu “Hãy cầm lấy và đọc” không? Vì sao?

Trả lời:

Em có thể tỏ thái độ đồng tình hay phản đối cách hiểu của tác giả về ý nghĩa của câu “Hãy cầm lấy và đọc”. Điều quan trọng là, đồng tình hay phản đối đều phải dựa trên những lí lẽ có sức thuyết phục. Chẳng hạn, nếu tán thành cách giải thích của tác giả, em có thể lập luận: chỉ khi tự mình đọc một cuốn sách mới có được những cảm xúc, suy nghĩ, thu hoạch của riêng mình. Nghe người khác giới thiệu, thuyết minh về một cuốn sách, ta có thể nắm được một số thông tin, nhưng chắc chắn sẽ không có những thú vị, bất ngờ như khi chính ta được tự do đi vào thể giới hấp dẫn của cuốn sách đó.

Câu 3 trang 21 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tác giả đã dùng biện pháp gì để làm nổi bật vai trò của sách đối với con người? Em có tán thành với quan điểm của tác giả thể hiện ở biện pháp ấy không? Vì sao?

Trả lời:

Để làm nổi bật vai trò của sách đối với con người, tác giả đã dùng biện pháp so sánh, liên tưởng: Nếu lương thực, thực phẩm là thức ăn cần thiết để nuôi sống cơ thể, thì sách chính là “thức ăn” nuôi dưỡng tinh thần. Người không ăn thì chết về thể xác, người không đọc sách sẽ chết về tinh thần. Chỉ khác một điểm: Cái chết tinh thần không diễn ra ngay lập tức như cái chết thể xác, mà là một quá trình từ từ, êm ái, không dễ nhận biết.

Em có thể tán thành hay phản đối quan điểm của tác giả thể hiện qua cách liên tưởng, so sánh như trên. Tán thành hay phản đối đều phải có cơ sở. Chẳng hạn, nếu tán thành, ta có thể giải thích thêm: Khi không được nuôi dưỡng về tinh thần, con người sẽ cạn kiệt cảm xúc, cằn cỗi tình cảm, trí tuệ, không còn khả năng hiểu biết về cuộc sống con người, thế giới xung quanh. Rơi vào tình trạng đó, tâm hồn con người trở nên trống rỗng, như không tồn tại, chẳng khác gì đã chết.

Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Biện pháp liên kết nào được tác giả sử dụng ở các câu sau?

(1) “Em hãy cầm lấy và đọc? đó là lời nói tin cậy của thầy giáo khi trao cho học trò một cuốn sách quý. (2) “Con hãy cầm lấy và đọc? đó là câu nói thân thương của người cha, người mẹ khi đưa cho con món quà có ý nghĩa nhất. (3) “Bạn hãy cầm lấy và đọc; đó là lời sẻ chia của một người bạn muốn giới thiệu cho ta một cuốn sách hay.

Trả lời:

Ba câu liền kể nhau trong đoạn văn có cùng một kiểu cấu trúc, và đều lặp lại gần như nguyên xi vế đầu (hãy cầm lấy và đọc; đó là). Như vậy, lặp chính là biện pháp được sử dụng để liên kết các câu với nhau.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: