SBT Ngữ văn 7 Bài tập 7 trang 6 Kết nối tri thức


Đọc truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và trả lời các câu hỏi:

Giải SBT Ngữ văn 7 Bài tập 7 trang 6 Kết nối tri thức

Bài tập 7. trang 6 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và trả lời các câu hỏi:

Nhân buổi vãn khách, năm ông thây bói1 ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào

cũng phàn nàn không biết hình dáng con voi nó ra thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm ông thầy chung nhau tiền biếu người quản tượng, xin được xem voi. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ đuôi. Đoạn, năm thầy ngồi lại tán với nhau. Thầy sờ vòi bảo:

- Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa ấy, các bác ạ.

Thầy sờ ngà bảo:

- Không phải, nó chân chẵn như cái đòn càn2.

Thầy sờ tai bảo:

- Đâu có, nó bè bè như cái quạt thóc ấy.

Thầy sờ chân cãi:

- Ai bảo, nó sừng sững như cái cột nhà.

Thầy sờ đuôi vội nói:

- Các thầy nói đều không đúng cả. Chính là nó tua tủa như cái chổi sể3 cùn.

Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, cuối cùng

thành ra xô xát, đánh nhau toạc đầu, chảy máu.

(Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr. 659 - 660)

1 Thầy bói: người hành nghề mê tín, chuyên đoán trước việc lành dữ cho người khác. Xưa, thầy bói thường là người khiếm thị.

2 Đòn càn: dụng cụ làm bằng tre nguyên ống, vát nhọn hai đầu, thường dùng để xóc những bó lúa, rơm, rạ,... mà gánh.

3 Chổi sể: loại chổi thường được làm bằng các nhánh cây bện lại, dùng để quét sân.

Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Sau khi tiếp xúc với con voi, năm ông thầy bói đã lần lượt so sánh con voi với những thứ họ đã biết. Theo em, họ có tự tin về những điều mình nói không? Vì sao?

Trả lời:

Sau khi tiếp xúc với con voi, năm ông thầy bói hoàn toàn tự tin về những điều mình nói, vì mỗi ông tiếp cận một bộ phận của con voi, và đã nói trên cơ sở tiếp xúc thực tế ấy. Sự tự tin thể hiện qua lời của các thầy bói: tưởng con voi nó thế nào (tin vào cảm nhận của mình), không phải, đâu có, ai bảo, các thầy nói đều không đúng cả (phủ nhận cảm nhận của người khác).

Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Vì sao không ông thầy bói nào tả đúng con voi mặc dù đã được tiếp xúc với voi thật?

Trả lời:

Không ông thầy bói nào tả đúng con voi mặc dù được tiếp xúc với voi thật vì các ông bị khiếm thị. Hạn chế về thị giác không cho phép các thầy bói quan sát toàn bộ con voi, mà chỉ có thể cảm nhận bằng xúc giác (bằng tay) và cố gắng hình dung, tưởng tượng, liên hệ hình dáng con voi với những gì mình đã biết.

Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này?

Trả lời:

- Khi tìm hiểu sự vật, hiện tượng, cần phải xem xét một cách toàn diện.

- Không nên mê tín, tin vào bói toán. Khi những ông thầy bói còn không biết con voi có thực trên đời hình dáng như thế nào, thì làm sao có thể biết những điều chưa xảy ra trong thực tế.

Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Giải thích nghĩa các từ láy sau: sun sun, chân chẵn, bè bè, sừng sững, tua tủa.

Trả lời:

Giải thích nghĩa các từ láy:

- sun sun: gợi tả hình dạng co lại, khiến bề mặt bên ngoài nhăn lại thành nếp.

- chân chẵn: gợi tả hình dáng tròn lẳn.

- bè bè: gợi tả hình dáng to và đẹt.

- sừng sững: gợi tả dáng đứng im, to lớn.

- tua tủa: gợi tả hình dáng chìa ra không đều của nhiều vật cứng, nhọn.

Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Thầy bói xem voi là một thành ngữ khá phổ biến. Em hãy nêu một tình huống có thể dùng thành ngữ này.

Trả lời:

Nêu một tình huống có thể dùng thành ngữ thầy bói xem voi, ví dụ: “Anh cho rằng một bài thơ hay như thế mà chỉ có mỗi ý nghĩa như vậy thì anh đúng là thầy bói xem voi.”.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: