Hãy nêu và phân tích một trong những thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục
Hãy nêu và phân tích một trong những thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc trong bài Hịch tướng sĩ.
Hãy nêu và phân tích một trong những thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục
Câu 6 trang 46 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy nêu và phân tích một trong những thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc trong bài Hịch tướng sĩ.
Trả lời:
Hịch tướng sĩ thể hiện một tài năng bậc thấy trong việc viết văn nghị luận. Tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau để tạo nên sức thuyết phục người đọc như: biện pháp đối lập, so sánh, cách lập luận lô gích hô ứng (có sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn), nghệ thuật sử dụng ngôn từ... HS có thể chọn một trong các thủ pháp vừa nêu để trình bày hoặc tự phát hiện ra các thủ pháp khác mà mình ấn tượng từ bài hịch. Dưới đây là gợi ý về thủ pháp so sánh:
Trong bài hịch, tác giả thường tạo sự so sánh giữa ta và địch: ta thì nghĩa tình sâu nặng, địch thì ngang ngược, bạo tàn.
– So sánh giữa hai sự lựa chọn: đầu hàng kẻ thù hoặc thất bại thì sẽ mất tất cả chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược, giành chiến thắng thì sẽ đạt được cả lợi ích riêng, chung. Đấu tranh cho quyền lợi của Tổ quốc cũng chính là đấu tranh để bảo vệ những lợi ích của bản thân và gia đình.
– Sử dụng thủ pháp so sánh đối lập, tương phản dựa trên kết cấu của thể văn biền ngẫu.
+ Vận dụng nghệ thuật đối lập ý trong câu: “ nhìn chủ nhục mà không biết lo thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến nguy sứ mà không biết căm.".
+ Các hình tượng nghệ thuật cũng được đặt trong thế tương phản: cựa gà trống/ áo giáp; mẹo cờ bạc/ mưu lược nhà binh.
+ Việc sử dụng thủ pháp so sánh tương phản của tác giả bài hịch rất có hệ thống, tạo sự liên kết giữa các ý tưởng, giữa các phần, đoạn của bài hịch khiến cho người đọc nhận ra quy luật của sự việc, từ đó mà có sự lựa chọn dứt khoát. Các điệp từ, điệp ý tăng tiến có tác dụng nêu bật vấn đề, từng bước vạch rõ sự đúng, sai, phải, trái, nhận ra con đường cần đi, hành động cần làm.
+ Các từ ngữ dùng để so sánh cũng được lựa chọn, mang tính phủ định và khẳng định.
Lời giải sách bài tập Văn 8 Hịch tướng sĩ hay khác:
- Câu 1 trang 45 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 1, SGK) Xác định mục đích và đối tượng thuyết phục của bài Hịch tướng sĩ.
- Câu 2 trang 46 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Trình bày bố cục của bài hịch, cho biết luận điểm ở từng phần và mối quan hệ của mỗi phần với mục đích của bài hịch.
- Câu 3 trang 46 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy chỉ ra những lí lẽ, bằng chứng về thái độ của sứ giặc mà tác giá đã nêu lên trong bài hịch. Đoạn văn tố cáo kẻ thủ đó sẽ tác động đến các tướng sĩ như thế nào?
- Câu 4 trang 46 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Những câu văn nào trong bài hịch thể hiện tấm lòng của người chủ tướng Theo em, những câu văn ấy có tác động như thế nào đối với người đọc, người nghe? Qua đó, em có nhận xét gì về con người Trần Quốc Tuấn?
- Câu 5 trang 46 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác giả đã dùng những bằng chứng và lí lẽ nào để chứng minh các ti tướng đã suy nghĩ và hành động không đúng?
- Câu 7 trang 46 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã kết hợp linh hoạt nhiều giọng điệu thể hiện khác nhau. Em hãy chỉ ra điều đó.
- Câu 8 trang 46 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 7, SGK) Từ bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người khác?
- Câu 9 trang 46 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Theo em, nội dung bài hịch có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hôm nay?