SBT Ngữ văn 8 Cánh diều Nước Đại Việt ta
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tuyển chọn giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Nước Đại Việt ta sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 8.
Giải SBT Ngữ văn 8 Cánh diều Nước Đại Việt ta
Trả lời:
Hoàn cảnh ra đời và nội dung của Đại cáo bình Ngô:
Cuối tháng 12 năm Đinh Mùi (1427), sau khi chiến tranh kết thúc, Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết Đại cáo bình Ngô, trịnh trọng tuyên bố về chiến thắng của Đại Việt trước quân Minh xâm lược.
Bài đại cáo khẳng định quyền tự chủ của Đại Việt, khẳng định nền văn minh, văn hoá và lịch sử dân tộc; nêu cao tư tưởng nhân nghĩa vì dân của cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, lên án tội ác diệt chủng của chúng; kể lại quá trình khởi nghĩa đầy gian khổ, hi sinh nhưng cuối cùng đã thắng lợi vẻ vang; ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần nhân nghĩa, tài trí thao lược của quân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kì giành lại độc lập, tự do cho dân tộc; mở ra một kỉ nguyên mới: xây dựng một nhà nước Đại Việt tự chủ và thịnh vượng.
Trả lời:
Đại cáo bình Ngô được coi là một bản Tuyên ngôn Độc lập. Những nội dung sau đây trong đoạn trích Nước Đại Việt ta thể hiện điều đó:
- Đây là văn bản có tính chất quốc gia bố cáo trước thiên hạ và trời đất, tổ tiên về nền độc lập dân tộc đã được thiết lập trên đất nước Đại Việt; cương vực, lãnh thổ đã được xác lập trở lại sau đại thắng quân Minh xâm lược.
- Đoạn trích chứng minh Đại Việt là một dân tộc có lịch sử, truyền thống, có nền văn hiến và văn hoá lâu đời, có phong tục tập quán riêng biệt, có nhân tài, có chủ quyền và quyền tự quyết định vận mệnh của mình, đang bắt đầu công cuộc xây dựng đất nước bền vững, lâu dài.
- Dân tộc ấy hoàn toàn có quyền được hưởng tự do và hạnh phúc, có quyền lợi ngang hàng với các quốc gia khác trong khu vực và bắt đầu một trang sử mới trong sự phát triển của mình.
Trả lời:
- Luận đề của đoạn trích là: “Tư tưởng nhân nghĩa vì dân” được nêu ngay ở câu đầu tiên.
- Luận điểm: Nước Đại Việt là một quốc gia độc lập.
- Li lẽ: có nền văn hiến, văn hoá từ lâu đời, có lịch sử oanh liệt sánh vai với các cường quốc, có cương vực, lãnh thổ riêng, có nhân tài.
- Dẫn chứng từ thực tiễn:
+ Núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam khác biệt, các triều đại từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập, xưng đế ngang hàng với các triều đại Trung Hoa.
+ Những chiến công oanh liệt trong lịch sử dân tộc trước quân xâm lược phương Bắc.
Đó đều là những chứng cứ lịch sử hùng hồn không thể chối cãi.
Trả lời:
- Nghệ thuật so sánh: so sánh ngang hàng giữa hai nước trên tất cả các phương diện quốc gia đã cho thấy tư tưởng độc lập, niềm tự hào dân tộc của tác giả. HS cần chỉ ra cụ thể các phương diện đó.
- Các hình ảnh so sánh được lựa chọn là các hình ảnh tiêu biểu có giá trị nghệ thuật và mang tính điển hình. Thông qua các hình ảnh cụ thể đó mà làm nổi bật tính biểu tượng nghệ thuật, những hàm ẩn sâu xa được tác giả gửi gắm trong văn bản.
- Ngôn từ thể hiện qua việc lựa chọn các từ ngữ cụ thể, phù hợp với cảm xúc của tác giả: khi thì hùng hồn, khi thì căm phẫn, bi thiết, tự hào,... HS lựa chọn và chỉ ra cụ thể việc sử dụng ngôn từ.
- Nghệ thuật đối và nhịp của các câu văn biền ngẫu, từng cặp từng cặp một “Việc nhân nghĩa... / Quân điếu phạt...”, “ Từ Triệu, Đinh... / Cùng Hán, Đường, “Lưu Cung tham công... / Triệu Tiết thích lớn.”, “Cửa Hàm Tử... / Sông Bạch Đằng..” giúp cho đoạn mở đầu bài đại cáo hết sức hùng hồn, có âm vang của Tuyên ngôn Độc lập, âm vang của các chiến thắng oanh liệt và niềm tự hào bất tận của một dân tộc vừa thoát khỏi ách nô lệ của kẻ thù.
Trả lời:
Những chiến thắng oanh liệt trước quân xâm lược phương Bắc được Nguyễn Trãi nêu ra trong bài đại cáo:
- Chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng trước quân Nam Hán xâm lược năm 938 mở ra thời kì độc lập, tự chủ của dân tộc.
- Chiến thắng sông Như Nguyệt (sông Cầu) của Lý Thường Kiệt và quân dân Đại Việt trước quân Nam Tống xâm lược năm 1076.
- Các chiến thắng của quân dân nhà Trần trước quân Mông – Nguyên lần thứ hai và lần thứ ba ở Hàm Tử (1285) và sông Bạch Đằng (1288).
Việc nêu lên những chiến thắng lịch sử oanh liệt trước kẻ thù xâm lược của Nguyễn Trãi nhằm mục đích:
- Khẳng định độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt..
- Khẳng định sức mạnh của nước Đại Việt trước những kẻ thù xâm lư, di chúng đến từ phương nào, thời kì nào.
- Nêu bài học để răn đe kẻ thù và khích lệ tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc của quân dân Đại Việt.
Trả lời:
Lập trường của Nguyễn Trãi thể hiện trong văn bản Nước Đại Việt ta.
Trước hết, Nguyễn Trãi đứng trên lập trường nhân nghĩa vì dân để nêu cao ngọn cờ chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đối lập với hành động phi nghĩa, giá danh “nhân nghĩa” của quân Minh xâm lược.
Tiếp theo, ông kết hợp giữa lập trường chính nghĩa và lập trường dân tộc, đề cao truyền thống lịch sử, nền văn minh, văn hoá của nước Đại Việt, cho thấy Đại Việt là một quốc gia độc lập, có nền văn hiến, văn hoá từ lâu đời, là một quốc gia có lịch sử truyền thống oanh liệt với những chiến công hiển hách trước các thế lực ngoại xâm hùng mạnh.
Trả lời:
- Người viết văn nghị luận phải có tâm huyết với vấn đề mà bài văn đề cập, có tri thức sâu rộng về các phương diện được bàn đến.
- Luận đề hoặc luận điểm cơ bản phải sáng rõ, mang tính thời đại hoặc là vấn đề quan trọng trong cuộc sống, cần phải nêu lên ngay từ đầu bài văn.
- Các quan điểm đưa ra phải đúng đắn, đanh thép với kẻ thù, lập luận rõ ràng. Các chứng cứ phải xuất phát từ hiện thực khách quan.
- Cần biết cách khai thác các yếu tố kĩ thuật tạo lập văn bản như sự so sánh, đối lập,... để sáng tạo nên những hình ảnh có sức mạnh lan toả, truyền cảm đến người nghe, người đọc.
“Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây hoại
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời, lừa dân, đủ muôn ngàn kế,
Gây binh, kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng,
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa. Nặng nề những nỗi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?
(Trích từ bản dịch của Bùi Ký, Bùi Văn Nguyễn chính lí
Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam, tập một, NXB Giáo dục, 2004)
a) Đoạn trích trên thể hiện nội dung gì của bài đại cáo?
b) Tác giả đã tố cáo những tội ác nào của kẻ thù? Mục đích của sự tố cáo đó là gi? c) Tình cảm, thái độ của Nguyễn Trãi được thể hiện rất rõ trong đoạn trích trên. Hãy phân tích để thấy được điều đó.
d) Hãy chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn trích bài đại cáo.
e) Đoạn trích trên được viết theo thể văn gì? Hãy chỉ ra một vài đặc trưng của thế văn đó được thể hiện trong đoạn trích.
Trả lời:
a) Đoạn trích (đây là phần thứ hai trong bố cục bốn phần của bài đại cáo) là sự tiếp tục một cách có hệ thống nội dung của phần 1 (nêu luận đề chính nghĩa và niềm tự hào dân tộc) nhằm vạch trần âm mưu thâm độc, giả nhân, giả nghĩa của nhà Minh, lên án chủ trương cai trị khắc nghiệt của chúng và tố cáo mạnh mẽ tội ác diệt chủng, huỷ hoại văn hoá Đại Việt của kẻ thù xâm lược.
b) Tội ác của kẻ thù và mục đích của sự tố cáo:
- Từ những loại tội ác cụ thể đến việc tổng kết chúng để thấy rõ hơn âm mưu, sự độc ác của kẻ thù:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời, lừa dân, đủ muôn ngàn kế,
Gây binh, kết oán trải hai mươi năm,…
- Bản cáo trạng tội ác của kẻ thù trước bàn dân thiên hạ này nhằm làm cho mọi người thấy rõ âm mưu, tội ác có tính hệ thống với mục đích huỷ diệt dân tộc, xoá bỏ nền văn hoá của Đại Việt. Đây cũng là bước chuẩn bị cho phần tiếp theo của bài đại cáo (nêu lên tính nhân nghĩa vì dân của khởi nghĩa Lam Sơn, ca ngợi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, đem lại nền thái bình, cuộc sống ấm no cho người dân).
c) Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện rất rõ trong phần tố cáo âm mưu và tội ác của kẻ thù. Đó là thái độ mạnh mẽ trong việc vạch trần âm mưu thâm độc của quân Minh, lợi dụng việc nhà Hồ lật đổ nhà Trần để đưa quân sang xâm lược nước ta; đó cũng là thái độ lên án gay gắt tội ác của chúng đối với nhân dân Đại Việt và nền văn hoá, văn minh Đại Việt. Tất cả tạo nên lòng uất hận, sự căm thù quân xâm lược đến tận xương tuỷ, thể hiện tình cảm xót thương vô hạn trước sự đau khổ, bần cùng của dân chúng.
d)
- Tác giả sử dụng nghệ thuật liệt kê sự việc theo một trình tự rất lô gích: từ vạch trần âm mưu thâm độc, lên án chủ trương cai trị khắc nghiệt đến tố cáo mạnh mẽ những hành động tội ác.
- Nghệ thuật đối: việc tạo các phép đối và nhịp của các câu văn biền ngẫu trong đoạn trích, từng cặp từng cặp một đã tạo cho bài đại cáo mang âm hưởng của một bản cáo trạng tội ác của kẻ thù với nhân dân Đại Việt khi dân tộc phải sông dưới ách nô lệ của giặc Minh.
e)
Vần điệu, câu từ của câu văn biền ngẫu góp phần quan trọng trong việc thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả, không khí, bối cảnh được diễn tả. Đây là một trong những cơ sở để tạo nên âm hưởng cảm phần trong đoạn trích cũng như cảm hứng hùng tráng, đầy tự hào ở các phần tiếp theo của Đại cáo bình Ngô.
Lời giải sách bài tập Văn 8 Bài 5: Nghị luận xã hội hay khác: