SBT Ngữ văn 8 Kết nối tri thức Bài tập 2 trang 35, 36
Đọc lời giới thiệu sách sau đây và trả lời các câu hỏi:
Giải SBT Ngữ văn 8 Kết nối tri thức Bài tập 2 trang 35, 36
Bài tập 2 trang 35, 36 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lời giới thiệu sách sau đây và trả lời các câu hỏi:
LỜI GIỚI THIỆU
(1) Tôi đã từng đọc nhiều tác phẩm du kí trong nước và nước ngoài kẻ về những hành trình khác nhau trên thế giới. Con người, lịch sử, xã hội và văn hoá hiện lên một cách sinh động qua từng trang sách, câu chữ của các tác giả. Nhưng tôi chưa từng đọc một cuốn sách du kí nào kể lại một hành trình đặc biệt như của Lekima Hùng, với các cung đường rác từ Bắc tới Nam. Đó không phải là hành trình như bản thân tôi đã từng đi trên các nẻo đường thế giới, tim hiểu về văn hóa và con người trên các điểm đến, thưởng thức văn hoá và những trải nghiệm vui buồn. Đó là một hành trình hoàn toàn khác, đau đầu, buồn nhiều hơn vui và mỗi chặng đường đi qua là những khám phá về mức độ ô nhiễm mà chính chúng ta đã gây ra cho những bờ biển, vùng đất, tác động trực tiếp và lâu dài lên chính cuộc sống của mình.
(2) Có người mà Lekima Hùng gặp và nói chuyện hiểu được điều gì đang xảy ra. Nhưng nhiều người thì không, chặc lưỡi không quan tâm. Qua từng trang sách, bức tranh ô nhiễm càng hiện ra một cách rõ ràng, nhức nhối và đau đớn [...] theo suốt chiều dài đất nước. Cuốn sách do đó đánh động cho chúng ta rằng, hiểm hoạ môi sinh không ở đâu xa xôi cả, không ở một nơi nào đó chỉ được tiếp cận qua ti vi hay in-tơ-nét, mà đang ở ngay bên chúng ta rồi.
(3) Lekima Hùng đi và chụp. Thực ra anh không phải nhà văn, cũng không phải là một người lữ hành. Do đó, cuốn sách được viết một cách chân thực nhất, không lãng mạn mà giản dị, nhưng rất sinh động. Anh là một nhiếp ảnh gia và với chủ đề thực hiện, anh là một người cầm máy rất khác với nhiều người chụp ảnh chỉ thường chú ý đến các yếu tố đơn thuần về thẩm mĩ và hay ca ngợi cái đẹp tôi đã quen. Lekima Hùng chụp rác thải nhiều, và anh còn có biệt danh là “Hùng rác. Chụp về môi trường không chỉ là một thể loại mang tính “xanh, đó còn là một tuyên ngôn của nhiều người có lương tri và trái tim trên thế giới.
(4) Cuốn sách này chỉ đơn giản là ghi lại một phần những gì đáng chú ý nhé. trong những hành trình đi chụp của Hùng trong những năm qua và đọc nó đã nhức nhối rồi. Nó không chỉ là phản ánh, mà còn thúc đẩy những hành động cho c cộng đồng. “Du kí xanh” là để bảo vệ và nhân lên những màu xanh, trước tiên ở tron chính suy nghĩ và sau đó là hành động của tất cả mọi người. Tôi có thể làm và sẽ làm. Còn bạn?
(Trương Anh Ngọc, Lời giới thiệu, in trong Du kí xanh – Hành trình cứu biển NXB Thanh niên, Hà Nội, 2019, tr. 7-9)
Trả lời:
Nhà báo Trương Anh Ngọc nhấn mạnh sự khác biệt của cuốn sách mà ông đang chọn giới thiệu so với các cuốn sách khác thuộc thể loại du kí. Nét đặc Nhà báo Trương Anh Ngọc so sánh hành trình của mình và hành trình của tác biệt đó là ở chính thực tế hành trình mà tác giả Lekima Hùng đã trải nghiệm tin cậy, khả năng thuyết phục mạnh mẽ của lời giới thiệu. Người viết lời giới giả Lekima Hùng để làm nổi bật sự khác biệt. Điều này tạo nên tính chất đáng thiệu không chỉ là độc giả mà còn như một người bạn thấu hiểu, đồng cảm với tác giả Lekima Hùng.
Trả lời:
Để trả lời câu hỏi này, em cần đọc kĩ tất cả các đoạn trong lời giới thiệu khi xác định được đoạn văn nêu bật nội dung chính trong cuốn sách của Lekima Hong hãy tóm tắt lại ý chính để trả lời câu hỏi. Từ đó, có thể rút ra rằng: Bố cục của lời giới thiệu có thể linh hoạt nhưng vẫn luôn cần phải có phần tóm tắt nội dung, vấn đề cốt lõi mà cuốn sách đề cập.
Trả lời:
Đọc kĩ một lần nữa đoạn (3) để có thể tìm ra câu trả lời đúng và xác đáng nhất Hãy chú ý rằng Lekima Hùng vốn không phải nhà văn, cũng không phải người lữ hành. Nhưng cuốn sách lại được viết theo thể loại du kí (như đã được giới thiệu ở đoạn (1). Cùng với việc sử dụng ngôn ngữ để viết, tác giả Lekima Hùng còn dùng phương tiện gì khác để tạo nên sự đặc biệt trong hình thức nghệ thuật của cuốn sách?
Trả lời:
Đọc kĩ đoạn (4) để có thể trả lời câu hỏi này. Em lưu ý: Du kí xanh là nhan đề chính. Hành trình cứu biển là phụ đề của nhan đề đó.
Trả lời:
Quan điểm của nhà báo Trương Anh Ngọc về vấn đề cuốn sách đặt ra được thể hiện trong toàn bài viết nhưng thể hiện tập trung nhất trong đoạn (1) và đoạn (2): – Đoạn (1): Nhấn mạnh tính chất đặc biệt trong hành trình du kí của tác giả cuốn sách so với những hành trình du kí thông thường. Đây cũng là một điểm quan trọng cho thấy sự khác biệt trong đề tài của cuốn du kí này: thông thường người lữ khách đi để tìm kiếm cảnh đẹp, nhưng hành trình du kí của Lekima Hồng là hành trình đến với những nơi ô nhiễm trên cung đường từ Bắc vào Nam của đất nước.
– Đoạn (2): Nhấn mạnh tính chất quan trọng của vấn đề được phản ánh trong cuốn sách: vấn đề mang tính nghiêm trọng, có ý nghĩa cảnh báo, đánh động (thể hiện rõ qua những từ ngữ cụ thể được tác giả lời giới thiệu sử dụng).
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài 10: Sách – người bạn đồng hành hay khác: