SBT Ngữ văn 8 Kết nối tri thức Bài tập 4 trang 14, 15
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Giải SBT Ngữ văn 8 Kết nối tri thức Bài tập 4 trang 14, 15
Bài tập 4 trang 14, 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
NGỌN ĐÈN ĐỨNG GÁC
Trên đường ta đi đánh giặc
Ta về nam hay ta lên bắc,
Ở đâu
Cũng gặp
Những ngọn đèn dầu
Chong mắt
Đêm thâu
Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt
Như những tâm hồn không bao giờ biết tắt,
Như miền Nam
Hai mươi năm
Không đêm nào ngủ được,
Như cả nước
Với miền Nam
Đêm nào cũng thức
Soi cho ta đi
Đánh trận trường kì
Đèn ta thắp niềm vui theo dõi
Đèn ta thắp những lời kêu gọi.
Đi nhanh đi nhanh
Chiến trường đã giục
Đầy núi đầy sông
Đèn ta đã mọc.
Trong gió trong mưa
Ngọn đèn đứng gốc
Cho thắng lợi, nối theo nhau
Đang hành quân đi lên phía trước.
1965
(Chính Hữu, Đầu súng trăng treo, NXB Văn học, Hà Nội, 1994, tr. 57)
Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định thể thơ của bài thơ và nếu căn cứ để xác định thể thơ.
Trả lời:
– Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
– Căn cứ để xác định thể thơ:
+ Số tiếng trong các câu thơ không đều nhau, có câu 2 tiếng, có câu 9 tiếng.
+ Vần, nhịp của bài thơ: tự do, phóng khoáng.
• Vần chân, vần liền (giặc – bắc, mắt – tắt,...), vẫn cách (đâu – dầu – thâu,...). tạo sự kết nối linh hoạt về âm điệu giữa các dòng thơ.
• Nhịp: ngắt nhịp tự do theo cảm xúc. Chẳng hạn: 2/2 (Đi nhanh/ đi nhanh), 2/4 (Trên đường/ ta đi đánh giặc), 3/4 (Ta về nam/ hay ta lên bắc), 3/5 (Những ngọn đèn/ không bao giờ nhắm mắt), 4/5 (Như những tâm hồn/ không bao giờ biết tắt).
Trả lời:
- Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là một người lính trên đường đi đánh giặc. Cảm xúc bộc lộ trong bài thơ là niềm tự hào, xúc động trước tình cảm của nhân dân với những người lính, với miền Nam, với đất nước.
- Cảm xúc vận động, phát triển:
+ 7 dòng thơ đầu: Trên đường đi đánh giặc, người lính bắt gặp hình ảnh những ngọn đèn dầu trong đêm thâu.
+ 16 dòng thơ tiếp theo: Từ hình ảnh ngọn đèn, nhà thơ liên tưởng tới tình cảm của cả nước với miền Nam và tình cảm của miền Nam với cả nước.
+ 4 dòng thơ cuối: Cảm nhận về ý nghĩa của những ngọn đèn – tình yêu đất nước của nhân dân – đối với cuộc kháng chiến.
Câu 3 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Hình ảnh xuyên suốt bài thơ là gì? Nêu ý nghĩa của hình ảnh đó.
Trả lời:
Hình ảnh xuyên suốt bài thơ là ngọn đèn. Đó là ngọn đèn dầu bình dị mà sức sống bền bỉ, tượng trưng cho:
– Tình cảm của nhân dân cả nước với miền Nam.
- Tình cảm của miền Nam đối với cả nước.
- Tình yêu đất nước của nhân dân.
Những tình cảm đó cháy sáng không bao giờ tắt, xua đi bóng đêm tăm tối của chiến tranh và tội ác của kẻ thù.
Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt
Như những tâm hồn không bao giờ biết tắt,
Như miền Nam
Hai mươi năm
Không đêm nào ngủ được,
Như cả nước
Với miền Nam
Đêm nào cũng thức.
Trả lời:
Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và tác dụng:
- Biện pháp tu từ nhân hoá. Những ngọn đèn không bao giờ nhóm một Tác dụng: khiến cho những ngọn đèn hiện lên sinh động khơi gợi liên tưởng tới con người luôn thao thức, trăn trở.
- Biện pháp tu từ so sánh: Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt được So sánh như những tâm hồn không bao giờ biết tắt như miền Nam hai mươi năm không ngủ, như cả nước với miền Nam đêm nào cũng thức. Tác dụng giúp người đọc hình dung cụ thể tình cảm thuỷ chung son sắt của miền Nam đối với cả nước, cả nước đối với miền Nam.
- Biện pháp tu từ điệp ngữ: không bao giờ, đêm nào, miền Nam, như,... nhấn mạnh tình cảm của nhân dân cả nước đối với miền Nam và tinh cảm của miền Nam đối với cả nước. Tình cảm ấy luôn thường trực trong trái tim mỗi người như những ngọn đèn luôn cháy sáng.
Câu 5 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em có cảm nhận như thế nào về cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
Trả lời:
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là ca ngợi tình yêu đất nước nồng nàn, cháy bỏng của người dân Việt Nam trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài 7: Tin yêu và ước vọng hay khác: