Dựa vào chú thích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của các điển cố, điển tích
(Bài tập 2, SGK) Dựa vào chú thích trong của Nguyễn Du, giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của các điển cố, điển tích (in đậm) trong những câu dưới đây:
Dựa vào chú thích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của các điển cố, điển tích
Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: (Bài tập 2, SGK) Dựa vào chú thích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của các điển cố, điển tích (in đậm) trong những câu dưới đây:
a)
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
b)
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
Trả lời:
a) “Bể dâu” – Điển tích
= > Thương hải biến vi tang điền (Bể xanh hóa thành ruộng dâu). Đó chính là hình ảnh của sự thay đổi, sự biến chuyển nhanh chóng ngay trước mắt ta.
b) “Mắt xanh” – Điển cố
= > “Nguyễn Tịch đời Tấn khi tiếp người mình ưa thì nhìn thẳng nên để lộ tròng mắt xanh, khi tiếp người mình ghét thì nhìn nghiêng (lườm) mà để lộ tròng mắt trắng. ''Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?'' chỉ người con gái được nhiều người đàn ông tìm đến hỏi cưới, nhưng không ai lọt vào mắt xanh của cô gái ấy.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài tập tiếng Việt trang 17, 18 Tập 1 hay khác:
- Câu 1 trang 17 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Tìm các điển cố, điển tích (in đậm) được dùng trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) nêu ở bên A ứng với nguồn gốc và nghĩa ở bên B.
- Câu 3 trang 18 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Tìm trong sách, báo (hoặc trên Internet) câu chuyện về điển tích gót chân A-sin. Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) kể lại chuyện đó và nêu ý nghĩa của điển tích trên.