Hãy phân tích mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 9 đến dòng 20.


(Câu hỏi 4, SGK) Hãy phân tích mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 9 đến dòng 20.

Hãy phân tích mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 9 đến dòng 20.

Câu 3 trang 11 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Hãy phân tích mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 9 đến dòng 20.

Trả lời:

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của đoạn trích và cả tác phẩm Chinh phụ ngâm được khái quát trong câu lục bát: “Cảnh buồn người thiết tha lòng / Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun.” (sau này đã được Nguyễn Du nâng lên thành mỗi triết lí nghệ thuật điển hình, tiêu biểu cho bút pháp tả cảnh ngụ tình: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu / Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”). Điều đó được thể hiện ra nét trong đoạn trích từ dòng 9 đến dòng 20 của văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Ở đây có hai bức tranh phong cảnh thiên nhiên:

– Thiên nhiên được miêu tả trong khổ thơ từ dòng 9 đến dòng 12 và khổ thơ từ dòng 13 đến dòng 16 thê lương, ảm đạm, phản ánh tâm trạng đầy lo lắng, day dứt của người chinh phụ. Giữa thiên nhiên và con người có một mối tương quan mật thiết Lòng người mà đau buồn thì cảnh vật thiên nhiên cũng sẽ nhuốm đượm nỗi xót xa, đau khổ của con người.

– Ở khổ thơ cuối, cảnh thiên nhiên nguyệt – hoa quấn quýt hữu tình phản ánh tâm trạng khao khát hạnh phúc lứa đôi, sum họp gia đình của người chinh phụ. Tuy nhiên, đó chỉ là sự mơ mộng mang tính bi kịch trong hoàn cảnh vô vọng của người chinh phụ.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: