Để làm rõ vấn đề, người viết đã phân tích những điểm đặc sắc nào của truyện ngắn Làng?
(Câu hỏi 4, SGK) Để làm rõ vấn đề, người viết đã phân tích những điểm đặc sắc nào của truyện ngắn Làng? Em hiểu thêm được điều gì về truyện Làng của Kim Lân sau khi học văn bản trên?
Để làm rõ vấn đề, người viết đã phân tích những điểm đặc sắc nào của truyện ngắn Làng?
Câu 4 trang 44 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Để làm rõ vấn đề, người viết đã phân tích những điểm đặc sắc nào của truyện ngắn Làng? Em hiểu thêm được điều gì về truyện Làng của Kim Lân sau khi học văn bản trên?
Trả lời:
- Để làm rõ vấn đề, người viết đã phân tích những điểm đặc sắc của truyện ngắn Làng như sau:
+ “Ngay từ những dòng đầu, truyện đã mở ra với tâm trạng của ông Hai ở nơi tản cư”. Để làm rõ điều này, tác giả đã phân tích bằng những lí lẽ kết hợp với bằng chứng: Tối nào cũng vậy, ông Hai đều có tâm trạng buồn bực và phải sang tâm sự với bác Thứ.
+ “Ngòi bút miêu tả tâm lí của Kim Lân càng tỏ ra sâu sắc khi đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống thử thách để làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật”.
Luận điểm ấy được làm rõ qua lí lẽ và bằng chứng về tình huống nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc và những diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai.
+ “Sự mở rộng và thống nhất của tình yêu quê hương trong tình yêu nước và tình cảm giai cấp là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kì kháng chiến đã chú trọng làm nổi bật.”. Sau đó, tác giả nêu lên lí lẽ và bằng chúng bằng các tác phẩm thơ văn khác và phân tích biểu hiện cụ thể trong truyện Làng.
+ Cuối cùng, trong phần (3), tác giả khái quát và khẳng định lại luận đề đã nêu: “Trong văn học cách mạng Việt Nam đã có nhiều tác phẩm thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của nhân dân đối với cách mạng và đất nước, nhưng có lẽ truyện ngắn Làng của Kim Lân ở trong số những tác phẩm thành công sớm nhất”.
- Sau khi học văn bản trên, em hiểu thêm về truyện Làng của Kim Lân là:
+ Việc ông Hai hay sang nhà bác Thứ nói chuyện là cách để ông vơi đi nỗi nhớ làng của mình.
+ Ông Hai dứt khoát, quyết theo cách mạng đến cùng: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
+ Sự mở rộng và thống nhất của tình yêu quê hương trong tình yêu nước và tình cảm của quần chúng cách mạng đã được văn học thời kì kháng chiến làm nổi bật.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Về truyện Làng của Kim Lân hay khác:
- Câu 1 trang 43 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Mục đích văn bản Về truyện “Làng” của Kim Lân (Nguyễn Văn Long) có gì khác mục đích truyện ngắn Làng (Kim Lân)?
- Câu 2 trang 44 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Phương án nào nêu đúng sự khác nhau giữa yêu cầu đọc hiểu văn bản Về truyện “Làng” của Kim Lân và yêu cầu đọc hiểu truyện ngắn Làng?
- Câu 3 trang 44 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Nhận xét về cách nêu và cách triển khai làm rõ luận điểm của người viết ở văn bản trên.
- Câu 5 trang 44 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Nêu và phân tích một số câu văn thể hiện cách trình bày khách quan và cách trình bày chủ quan của người viết trong văn bản Về truyện“Làng” của Kim Lân.
- Câu 6 trang 44 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Theo em, phần (2) của bài viết có làm sáng tỏ được ý kiến của người viết nêu ở phần (1) không?
- Câu 7 trang 44 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Chỉ ra những câu nêu lí lẽ và những câu nêu bằng chứng của tác giả Nguyễn Văn Long trong đoạn trích sau (trích Về truyện “Làng” của Kim Lân):