SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Về truyện Làng của Kim Lân
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Về truyện Làng của Kim Lân trang 43, 44 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 9.
Giải SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Về truyện Làng của Kim Lân
Trả lời:
Mục đích văn bản Về truyện “Làng” của Kim Lân (Nguyễn Văn Long) là nhằm làm rõ cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Làng. Còn mục đích truyện ngắn Làng là thể hiện tình cảm, tư tưởng của nhà văn Kim Lân đối với người nông dân và làng quê của mình.
A. Một bên là kể lại nội dung, một bên là phân tích nội dung
B. Một bên là đọc hiểu nội dung, một bên là đọc hiểu hình thức
C. Một bên là đọc văn bản nghị luận, một bên là đọc văn bản văn học
D. Một bên là văn bản thông tin, một bên là văn bản truyện
Trả lời:
Đáp án C. Một bên là đọc văn bản nghị luận, một bên là đọc văn bản văn học.
Trả lời:
Cách nêu vấn đề của người viết rất ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu. Từ vấn đề nêu ở phần mở đầu văn bản, tác giả lần lượt phân tích các biểu hiện trong truyện để làm rõ đó là một cốt truyện tâm lí, đơn giản, tập trung vào miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật chính – ông Hai.
Trả lời:
- Để làm rõ vấn đề, người viết đã phân tích những điểm đặc sắc của truyện ngắn Làng như sau:
+ “Ngay từ những dòng đầu, truyện đã mở ra với tâm trạng của ông Hai ở nơi tản cư”. Để làm rõ điều này, tác giả đã phân tích bằng những lí lẽ kết hợp với bằng chứng: Tối nào cũng vậy, ông Hai đều có tâm trạng buồn bực và phải sang tâm sự với bác Thứ.
+ “Ngòi bút miêu tả tâm lí của Kim Lân càng tỏ ra sâu sắc khi đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống thử thách để làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật”.
Luận điểm ấy được làm rõ qua lí lẽ và bằng chứng về tình huống nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc và những diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai.
+ “Sự mở rộng và thống nhất của tình yêu quê hương trong tình yêu nước và tình cảm giai cấp là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kì kháng chiến đã chú trọng làm nổi bật.”. Sau đó, tác giả nêu lên lí lẽ và bằng chúng bằng các tác phẩm thơ văn khác và phân tích biểu hiện cụ thể trong truyện Làng.
+ Cuối cùng, trong phần (3), tác giả khái quát và khẳng định lại luận đề đã nêu: “Trong văn học cách mạng Việt Nam đã có nhiều tác phẩm thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của nhân dân đối với cách mạng và đất nước, nhưng có lẽ truyện ngắn Làng của Kim Lân ở trong số những tác phẩm thành công sớm nhất”.
- Sau khi học văn bản trên, em hiểu thêm về truyện Làng của Kim Lân là:
+ Việc ông Hai hay sang nhà bác Thứ nói chuyện là cách để ông vơi đi nỗi nhớ làng của mình.
+ Ông Hai dứt khoát, quyết theo cách mạng đến cùng: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
+ Sự mở rộng và thống nhất của tình yêu quê hương trong tình yêu nước và tình cảm của quần chúng cách mạng đã được văn học thời kì kháng chiến làm nổi bật.
Trả lời:
- Câu văn thể hiện cách trình bày khách quan là những câu nêu thông tin vốn có của đối tượng (giới thiệu nhân vật trong tác phẩm, nêu nội dung chính văn bản, thuật lại vắn tắt cốt truyện, khái quát đặc điểm hình thức nghệ thuật,...)
+ Làng là một truyện ngắn có cốt truyện rất đơn giản, tập trung vào diễn tả tâm trạng của nhân vật chính - ông Hai, hay có thể nói đây là một kiểu cốt truyện tâm lí.
+ Cái tin ấy đến với ông vào một buổi trưa giữa lúc tâm trạng ông đang rất phấn chấn vì nghe được nhiều tin ta đánh thắng giặc trên tờ báo ở phòng thông tin.
- Câu văn thể hiện cách trình bày chủ quan là những câu thể hiện tình cảm, quan điểm, thái độ của người viết trước vấn đề cần bàn luận.
+ Mà thực ra thì ông Hai cũng chẳng để ý lắm đến việc người cùng trò chuyện có nghe ông nói hay không, ông chỉ cốt nói để trút vợi tâm trạng và nhất là cho đỡ nhớ cái làng của mình.
+ Thì ra tình yêu làng quê ở ông Hai trước sau vẫn son sắt và sâu nặng, dù có lúc ông đã tức giận và đau đớn tự nhủ: “làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
Trả lời:
Phần (2) của bài viết chứng minh và làm sáng rõ ý kiến của người viết nêu ở phần (1).
“Ngay từ những dòng đầu, truyện đã mở ra với tâm trạng của ông Hai ở nơi tản cư: Tối nào cũng vậy, cứ đến lúc nhà lên đèn và bà Hai ngồi lầm rầm tính toán những tiền cua, tiền bún, tiền kẹo,... thì một tâm trạng buồn bực lại dậy lên trong lòng ông Hai khiến ông phải vùng dậy sang bên bác Thứ nói chuyện. Cái việc ông Hai cứ tối tối lại tìm sang bác hàng tản cu cũng là người tản cư để nói chuyện chính là một cách để giải toả những nỗi buồn bực, nghĩ ngợi vẩn vơ và nhất là để thổ lộ nỗi nhớ da diết cái làng của ông. Bởi vậy, trong cuộc trò chuyện, chỉ có ông Hai nói và bác Thứ ngồi nghe. Mà thực ra thì ông Hai cũng chẳng để ý lắm đến việc người cùng trò chuyện có nghe ông nói hay không, ông chỉ cốt nói để trút vợi tâm trạng và nhất là cho đỡ nhớ cái làng của mình. “Ông nói chuyện về cái làng ấy một cách say mê và náo nức lạ thường. Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động.”.
Ngòi bút miêu tả tâm lí của Kim Lân càng tỏ ra sâu sắc khi đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống thử thách để làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật, đó là tình huống ông Hai đột ngột nghe tin dữ: Làng Chợ Dầu của ông theo giặc lập tề.”
Trả lời:
– Câu văn nêu lí lẽ: “Cái việc ông Hai cứ tối tối lại tìm sang bác hàng xóm cũng là người tản cư để nói chuyện chính là một cách để giải toả những nỗi buồn bực, nghĩ ngợi vẩn vơ và nhất là để thổ lộ nỗi nhớ da diết cái làng của ông.”.
– Câu văn nêu bằng chứng: “Ông nói chuyện về cái làng ấy một cách say mê và náo nức lạ thường. Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động.”.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 10: Nghị luận văn học hay khác: