Vì sao các từ, cụm từ in đậm dưới đây được đặt ở đầu câu?
Vì sao các từ, cụm từ in đậm dưới đây được đặt ở đầu câu?
Vì sao các từ, cụm từ in đậm dưới đây được đặt ở đầu câu?
Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Vì sao các từ, cụm từ in đậm dưới đây được đặt ở đầu câu?
a) Trên đám đất cao bày một hương án. Trên hương án, trầm hương toả khói thơm.
(Nguyễn Huy Tưởng)
b) Chúng tôi cùng thoát li đi kháng chiến đầu năm 1946, sau khi tinh nhà bị chiếm. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
(Nguyễn Quang Sáng)
c) Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ.
(Nguyễn Quang Sáng)
Trả lời:
a. Trạng ngữ “Trên hương án” được đặt ở đầu câu nhằm bổ nghĩa (nơi chốn) cho cụm chủ vị “trầm hương toả khói thơm”.
b. Trạng ngữ “Lúc đi” được đặt ở đầu câu nhầm bổ nghĩa (thời gian) cho cụm chủ vị “đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi”.
c. Trạng ngữ “Mỗi lần bị xúc động” được đặt ở đầu câu nhầm bổ nghĩa (nguyên nhân) cho cụm chủ vị “vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ”.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài tập tiếng Việt trang 11, 12, 13 Tập 2 hay khác:
- Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Bài tập 1, SGK) Thử chuyển mỗi thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ được in đậm dưới đây sang vị trí khác trong câu; qua đó, giải thích vì sao các tác giả lại chọn vị trí của chúng như ở những câu đã cho.
- Câu 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Bài tập 2, SGK) Tìm câu bị động trong những đoạn văn dưới đây. Cho biết việc sử dụng những câu bị động đó phù hợp như thế nào đối với văn cảnh và mục đích diễn đạt.
- Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Bài tập 3, SGK) Biến đổi những câu chủ động dưới đây thành câu bị động:
- Câu 4 trang 12 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Những câu dưới đây có phải là câu bị động không? Vì sao?