Phân tích nghệ thuật miêu tả bức tranh đại ngàn và thể hiện cảm xúc của con hổ trong đoạn thơ sau


Phân tích nghệ thuật miêu tả bức tranh đại ngàn và thể hiện cảm xúc của con hổ trong đoạn thơ sau:

Phân tích nghệ thuật miêu tả bức tranh đại ngàn và thể hiện cảm xúc của con hổ trong đoạn thơ sau

Câu 2 trang 87 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Phân tích nghệ thuật miêu tả bức tranh đại ngàn và thể hiện cảm xúc của con hổ trong đoạn thơ sau:

        Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

        Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

        Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

        Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

        Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

        Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

        Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

        Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

        Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

        – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Nhớ rừng, Thế Lữ)

Trả lời:

Nghệ thuật miêu tả bức tranh đại ngàn:

- Không gian đại ngàn trong đoạn thơ có hai đặc điểm quan trọng: (1) được miêu tả qua nỗi nhớ, một đại ngàn đã thuộc về quá khứ, đối lập với hiện tại; (2) hình ảnh không gian đại ngàn được miêu tả trong sự đối lập với không gian của “vườn bách thú”.

Hai đặc điểm nêu trên với sự đối lập gay gắt giữa hình ảnh quá khứ tự do, oanh liệt và hiện tại tù ngục, bi thảm; giữa hình ảnh đại ngàn hùng vĩ, tráng lệ với vườn bách thú chật hẹp, giả tạo làm cho bức tranh đại ngàn càng trở nên tráng lệ, hoàng kim: Những đêm vàng bên bờ suối; những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn; những bình minh cây xanh nắng gội; những chiều lênh láng máu sau rừng;... Con hổ gọi đó là “thời oanh liệt”.

- Phép tu từ điệp từ ngữ, điệp cấu trúc câu, các hình ảnh ẩn dụ, nhân hoá, các câu thơ 8 chữ,... đã góp phần làm cho bức tranh đại ngàn trong kí ức của con hổ thêm rực rỡ, tráng lệ hơn.

Nghệ thuật thể hiện cảm xúc của con hổ:

- Cùng với sự đối lập giữa quá khứ tự do, oanh liệt và hiện tại tù ngục, bi thảm; đối lập giữa đại ngàn (hùng vĩ, tráng lệ) với vườn bách thú (chật hẹp, giả tạo), đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ tiếc – nhớ rừng – sâu sắc mãnh liệt và thấm thía bội phần.

- Nỗi “nhớ rừng” trở nên thiết tha, cháy bỏng với những câu hỏi tu từ trùng điệp: Nào đâu những đêm vàng..., Đâu những ngày mưa..., Đâu những chiều...?, và đặc biệt là lời than tiếc được nhấn mạnh, tách riêng thành lời thoại dưới hình thức câu cảm thán: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 10 Đọc trang 87, 88 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: