Trong bài thơ Mùa xuân chín, vị trí, thời điểm quan sát, miêu tả mùa nhân chín của tác giả
Trong bài thơ Mùa xuân chín, vị trí, thời điểm quan sát, miêu tả “mùa nhân chín” của tác giả trong khổ thơ cuối so với ba khổ thơ đầu có sự thay đổi gì không? Điều đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh con người và thiên nhiên mùa xuân?
Trong bài thơ Mùa xuân chín, vị trí, thời điểm quan sát, miêu tả mùa nhân chín của tác giả
Câu 3 trang 88 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Trong bài thơ Mùa xuân chín, vị trí, thời điểm quan sát, miêu tả “mùa nhân chín” của tác giả trong khổ thơ cuối so với ba khổ thơ đầu có sự thay đổi gì không? Điều đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh con người và thiên nhiên mùa xuân?
Trả lời:
- Ở ba khổ đầu, cảnh vật được quan sát chủ yếu từ thời điểm hiện tại (tuy cũng có lúc dự báo tương lai: Ngày mai trong đám xuân xanh ấy...), người quan sát hoặc đang ngắm nhìn cảnh (Sột soạt gió trêu tà áo biếc/ Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang), hoặc đứng ở một vị trí có thể bao quát cả một bức tranh rộng lớn (Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời, Bao cô thôn nữ hát trên đồi,…; Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,…). Đồng thời, người cảm nhận bức tranh mùa xuân bằng nhiều giác quan: Thị giác cảm nhận màu sắc, đường nét (nắng ửng, khói mơ, lấm tấm vàng, sóng cỏ xanh tươi,...) thính giác cảm nhận âm thanh (sột soạt, bao cô thôn nữ hát trên đồi,...) và tổng hoà nhiều giác quan để cảm nhận (Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi/ Hổn hển như lời của nước mây/ Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc/ Nghe ra ý vị và thơ ngây).
- Ở khổ cuối, vào thời điểm “mùa xuân chín”, tự xưng là “khách xa”, người quan sát, từ một bối cảnh xa quê, nhìn vào tâm tưởng (lòng trí bâng khuâng) để nhớ và thao thức cùng không gian làng quê của mình, xa xôi, nhưng ấm áp, thân thuộc: – Chị ấy năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang. Đây là hình ảnh làng quê và “chị ấy” trong quá khứ hay hiện tại? Trong sự tương chiếu với câu thơ dự cảm ở khổ thứ hai: Ngày mai… có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi, hai dòng thơ cuối thể hiện cảm xúc phức tạp của người khách xa, vừa là tiếc nuối, vừa là mong mỏi.
- Như vậy, có sự thay đổi vị trí, thời điểm quan sát, miêu tả “mùa xuân chín” của tác giả trong khổ thơ cuối so với ba khổ thơ đầu. Điều này một mặt cho thấy sự thay đổi của bức tranh thiên nhiên mùa xuân cùng hình ảnh con người – những nàng xuân nữ; mặt khác thể hiện tâm trạng, cảm xúc bâng khuâng, nuối tiếc của tác giả.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 10 Đọc trang 87, 88 hay khác:
- Câu 1 trang 87 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Kẻ bảng sau vào vở và liệt kê một số yếu tố thuộc nội dung và hình thức của tác phẩm văn học:
- Câu 2 trang 87 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Phân tích nghệ thuật miêu tả bức tranh đại ngàn và thể hiện cảm xúc của con hổ trong đoạn thơ sau:
- Câu 4 trang 88 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Phân tích tình cảm, cảm xúc của Nguyễn Quang Thiều khi viết bài thơ Sông Đáy. Bài thơ cho thấy mối liên hệ nào giữa Sông Đáy với mẹ và kí ức của tác giả?
- Câu 5 trang 88 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Đọc văn bản Tống biệt hành và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: