SBT Ngữ văn 9 Bài 10 Tiếng Việt trang 90, 91 - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 10 Tiếng Việt trang 90, 91 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 9.
Giải SBT Ngữ văn 9 Bài 10 Tiếng Việt trang 90, 91 - Chân trời sáng tạo
Trả lời:
X + thông minh; liệt kê được hai từ ngữ mới được cấu tạo từ (các) mô hình vừa tìm được.
Gợi ý trả lời: Mô hình cấu tạo (tương tự X + thông minh) và các từ ngữ mới:
X + nhân tạo: trí tuệ nhân tạo, mặt trời nhân tạo, đám mây nhân tạo,...
X + ảo: lớp học ảo, không gian ảo,...
a1.Con cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh cóc thì trời đánh cho.
(Ca dao)
a2. Chúng tôi thích la cà ở những quán cóc bên hè phố.
b1. Nó trót làm sai nên bây giờ phải tìm cách chữa cháy.
b2. Lúc xảy ra hoả hoạn, đội cứu hoả đã đến kịp thời để chữa cháy.
Trả lời:
– Trong câu a1: cóc: động vật thuộc loài ếch, mõm ngắn, da xù xì, thường ở cạn, di chuyển bằng cách nhảy.
– Trong câu a2: cóc: (quầy hàng bán trà, nước, cà phê, quà vặt bên hè phố) nhỏ, có tính tạm bợ, khi cần có thể dịch chuyển vị trí dễ dàng.
– Trong câu b1: chữa cháy: giải quyết việc cấp bách, cốt để tạm thời đối phó, chưa giải quyết vấn đề một cách căn bản.
– Trong câu b2: chữa cháy: dập tắt lửa của đám cháy, nhằm ngăn hoả hoạn.
Câu 3 trang 90 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Xác định nghĩa của từ được in đậm trong các câu sau:
a. Người chiến sĩ ấy có đôi chân dẻo dai, vượt đèo cao, suối sâu không biết mỏi.
b. Anh tôi có chân trong hội đồng giám khảo.
Chỉ ra phương thức chuyển nghĩa được sử dụng trong các trường hợp đã cho và cho biết căn cứ nào giúp em khẳng định như vậy.
Trả lời:
Trường hợp |
Nghĩa |
a. Người chiến sĩ ấy có đôi chân dẻo dai, vượt đèo cao, suối sâu không biết mỏi. |
chân: bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng; thường được coi là biểu tượng của hoạt động đi lại của con người |
b. Anh tôi có chân trong hội đồng giám khảo. |
chân: được coi là biểu tượng của cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của tổ chức |
a. Mèo là loại động vật chuyên bắt chuột.
b. Ngày nay, chỉ cần thực hiện động tác nhấp chuột là giải quyết được rất nhiều công việc.
Trả lời:
a1. chuột: thú gặm nhấm, mõm nhọn, tai bầu dục, đuôi dài, thường phá hoại mùa màng và có thể truyền bệnh dịch hạch.
a2. chuột: bộ phận của máy tính, khi chuyển động trên mặt phẳng cho phép làm chuyển dịch con trỏ trên màn hình.
Trường hợp a2, từ được dùng theo nghĩa mới.
a.
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sao đây hoàng hôn trong mắt trong?
(Thâm Tâm, Tống biệt hành)
b.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
(Hàn Mặc Tử, Mùa xuân chín)
Trả lời:
a. Hoàng hôn dùng để chỉ khoảng thời gian mặt trời lặn, ánh sáng yếu ớt và mờ dần nhưng ở đây “hoàng hôn” lại có thể kết hợp với tính từ “đầy” và cụm từ “trong mắt trong”. Cách diễn đạt này dùng để nói về ánh mắt u buồn, như có bóng hoàng hôn bên trong.
b. Vắt vẻo vốn chỉ trạng thái “ở vị trí trên cao nhưng không có thế và chỗ dựa vững chắc, tựa như chỉ vắt ngang qua cái gì đó” của người, của vật nhưng ở đây, “vắt vẻo” dùng để miêu tả âm thanh. “Tiếng ca” được hình dung như một sự vật có hình khối, có thể “vắt vẻo lưng chừng núi” được. Cách diễn đạt này vô cùng độc đáo, gây ấn tượng với người đọc.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 10: Tiếng vọng những ngày qua (Thơ) hay khác: