Đọc mười dòng thơ tiếp theo (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha


Đọc mười dòng thơ tiếp theo (từ câu “” đến câu “”) và trả lời các câu hỏi:

Đọc mười dòng thơ tiếp theo (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha

Câu 4 trang 17 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc mười dòng thơ tiếp theo (từ câu “Bóng hồng nhác thấy nẻo xa” đến câu “Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”) và trả lời các câu hỏi:

a. Hai dòng thơ đầu miêu tả vẻ đẹp của những nhân vật nào? Vẻ đẹp ấy hiện lên qua cái nhìn của ai?

b. “Người quốc sắc, kẻ thiên tài” ở đây là ai? Trạng thái cảm xúc nổi bật của họ là gì?

c. Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào đối với các nhân vật?

Trả lời:

a.

- Hai dòng thơ đầu miêu tả vẻ đẹp của hai nhân vật Thuý Kiều và Thuý Vân.

- Vẻ đẹp ấy hiện lên qua cái nhìn của Kim Trọng.

b.

- “Người quốc sắc, kẻ thiên tài” ở đây là Thuý Kiều và Kim Trọng.

- Trạng thái cảm xúc nổi bật ở họ là “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”.

- Tình yêu chớm nở ngày trong lần đầu tiên gặp gỡ, lại bị ràng buộc bởi lễ giáo khắt khe nên họ bối rối ngại ngùng, giữ ý mà vẫn không giấu được cảm xúc nồng nàn, say đắm.

c. Thái độ, tình cảm của tác giả đối với các nhân vật thường được thể hiện qua lời kể, qua cách miêu tả. Ở đây, Nguyễn Du đã “bỏ qua” những quy ước khắt khe, nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến để dành cho Thuý Kiều và Kim Trọng tình cảm yêu thương, trân trọng:

- Qua cách miêu tả của Nguyễn Du, Thuý Kiều và Kim Trọng hiện lên hai hoa, tương xứng như một cặp “trời sinh”: người quốc sắc, kẻ thiên tài.

- Nhà thơ nâng niu, trân trọng những cảm xúc của tình yêu đang nảy nở trong tâm hồn họ (tình trong như đã, chập chờn cơn tỉnh cơn mê); thấu hiểu tâm trạng bối rối (Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn) và sự lưu luyến lúc chia tay (Khách đà lên ngựa người còn nghé theo).

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài tập 1 trang 17 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: