Bối cảnh lịch sử gắn với thời gian ra đời của thể loại ngâm khúc có đặc điểm Gì nổi bật


Bối cảnh lịch sử gắn với thời gian ra đời của thể loại ngâm khúc có đặc điểm Gì nổi bật? Đặc điểm này có liên quan như thế nào với đặc trưng cơ bản trong nội dung của văn học nói chung và thể loại ngâm khúc nói riêng?

Bối cảnh lịch sử gắn với thời gian ra đời của thể loại ngâm khúc có đặc điểm Gì nổi bật

Câu 4 trang 33 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Bối cảnh lịch sử gắn với thời gian ra đời của thể loại ngâm khúc có đặc điểm Gì nổi bật? Đặc điểm này có liên quan như thế nào với đặc trưng cơ bản trong nội dung của văn học nói chung và thể loại ngâm khúc nói riêng?

Trả lời:

- Văn bản đã nêu rõ những thông tin về thời gian, hoàn cảnh lịch sử, đặc điểm xã hội gắn với sự ra đời của thể loại ngâm khúc. Những thông tin đáng chú ý là:

+ Sự suy thoái của nhà nước phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XIII: “Nhà nước phong kiến Việt Nam sau thời kì cực thịnh ở thế kỉ XV, đã dần dần xuống dốc. Trái qua các thế kỉ XVI, XVII, đến giữa thế kỉ XVIII thì nhà nước này không chỉ suy thoái theo cái nghĩa thông thường, mà nó thực sự trở nên khủng hoảng, bế tắc”.

+ Sự xuất hiện các phong trào đấu tranh của quần chúng: “Quần chúng đói khổ đã vùng dậy đấu tranh chống lại, khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp và có quy mô lớn.”.

+ Sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế đô thị: “Ở các đô thị, nền kinh tế hàng hoá trong bối cảnh hỗn loạn đó không bị nhiều câu thúc, đã phát triển có phân thoải mái hơn trước, đã góp thêm gió vào cơn bão của thời đại…”

- Bối cảnh chính trị, xã hội, kinh tế với ba đặc điểm nổi bật nói trên dẫn đến sự thay đổi về ý thức xã hội, thay đổi về quan niệm đạo đức và giá trị của đời sống con người: “Và người ta thấy gì trong cơn bão ấy? Thấy kỉ cương của xã hội phong kiến bị phá vỡ, những ý tưởng thống trị xã hội hàng mấy trăm năm phút chốc bộc lộ tất cả sự giả dối và bất lực của nó. Chế độ phong kiến với ý thức hệ Nho giáo đã đề cao đạo đức và những thiết chế xã hội khác để ràng buộc con người phải phục tùng nó, thì bây giờ những đạo đức, thiết chế ấy không còn hiệu lực nữa. Con người đã đứng cao hơn các thiết chế. “Người ta là hoa đất, câu tục ngữ này rất có thể ra đời vào giữa thế kỉ XVIII; ở đây “người ta” vừa chỉ con người nói chung, đồng thời cũng là chỉ những cá nhân con người cụ thể. Như vậy, con người, đặc biệt là con người cá nhân trở thành một giá trị được phát hiện, thừa nhận. Điều này có mối quan hệ mật thiết với việc thể hiện con người cá nhân với những cung bậc cảm xúc riêng tư, phong phú trong ngâm khúc nói riêng và văn học nói chung. Không có sự phát hiện và thừa nhận con người với đời sống cá nhân và chiều sâu nội tâm phong phú thì không có sự xuất hiện của ngâm khúc với “khuynh hướng đi sâu vào nội tâm con người”.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài tập 2 trang 31 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: