Hình ảnh so sánh trong các câu thơ Sông Đáy chảy vào đời tôi/ Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ


Hình ảnh so sánh trong các câu thơ “Sông Đáy chảy vào đời tôi/ Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả” gợi cho em cảm nhận như thế nào về dòng sông quê hương và người mẹ trong tâm trí của nhân vật “tôi”?

Hình ảnh so sánh trong các câu thơ Sông Đáy chảy vào đời tôi/ Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ

Câu 4 trang 38 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Hình ảnh so sánh trong các câu thơ “Sông Đáy chảy vào đời tôi/ Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả” gợi cho em cảm nhận như thế nào về dòng sông quê hương và người mẹ trong tâm trí của nhân vật “tôi”?

Trả lời:

Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng nối từ câu thơ “Sông Đáy chảy vào đời tôi” sang câu thơ “Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi chiều đi làm về vất vả”. Do đó, ta có:

Vế A

Từ ngữ so sánh

Vế B

sông Đáy

như

mẹ tôi

Phương diện so sánh của A

Phương diện so sánh của B

chảy (vào đời tôi)

gánh nặng (rẽ vào ngõ...)

Như vậy “sông Đáy” được liên tưởng tương đồng với “mẹ tôi”. Hình ảnh dòng sông “chảy” gợi liên tưởng tới hình ảnh người mẹ “gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi chiều đi làm về vất vả”. Như vậy, dòng sông không chỉ là một dòng chảy của thiên nhiên, với nhịp điệu của con nước mà trĩu nặng trong đó là nhịp bước chân mẹ trong cuộc đời tần tảo, lam lũ, vất vả, trĩu nặng lo toan nhưng cũng tràn đầy yêu thương. Dường như nhịp chảy của dòng sông và nhịp bước chân mẹ đã hoà vào nhau trong tâm trí của người con: nhịp của phù sa, của lao động, của yêu thương gấp gáp mà trĩu nặng nỗi niềm...

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài tập 1 trang 37 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: