SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 1 trang 37 - Kết nối tri thức


Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Giải SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 1 trang 37 - Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 37 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

SÔNG ĐÁY

(Nguyễn Quang Thiều)

Sông Đáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả

Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm.

Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt

Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc

Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn

Toả mát xuống cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi

Một cây ngô cuối vụ khô gầy

Suốt đời buồn trong tiếng lá reo.

Những chiều xa quê tôi mong dòng sông dâng lên ngang trời cho tôi được nhìn thấy

Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ, nơi những chú bổng đến làm tổ được giàn giụa nước mưa sông.

[...]

Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi... chiều nay tôi trở lại

Mẹ tôi đã già như cát bên bờ

Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi

Tôi quỳ xuống vốc cát ấp vào mặt

Tôi khóc.

Cát từ mặt tôi chảy xuống dòng dòng.

Sông Đáy, 1991

(Nguyễn Quang Thiều, Sự mất ngủ của lửa, NXB Lao động, Hà Nội, 1992, tr. 7 – 8)

1. Chọn phương án trả lời đúng

Câu 1 trang 38 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Bài thơ Sông Đáy thuộc thể thơ nào?

A. Thơ sáu chữ

B. Thơ bảy chữ

C. Thơ tám chữ

D. Thơ tự do

Trả lời:

Đáp án D. Thơ tự do.

Câu 2 trang 38 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Những yếu tố nào giúp em nhận biết thể thơ của bài thơ Sông Đáy?

A. Vần, nhịp, số tiếng trong mỗi dòng thơ

B. Dòng thơ, khổ thơ, vần và nhịp của bài thơ

C. Số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong mỗi khổ thơ

D. Số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong mỗi khổ thơ, vần và nhịp thơ

Trả lời:

Đáp án C. Số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong mỗi khổ thơ.

Câu 3 trang 38 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ: “Một cây ngô cuối vụ khô gầy/ Suốt đời buồn trong tiếng lá reo”

A. Nói quá

B. So sánh

C. Nói giảm nói tránh

D. Ẩn dụ

Trả lời:

Đáp án D. Ẩn dụ.

Câu 4 trang 38 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Phương án nào sau đây chỉ bao gồm các từ láy được dùng trong đoạn thơ được trích dẫn?

A. vất vả, giàn giụa, âm thầm

B. vất vả, giàn giụa, dòng dòng

C. âm thầm, vất vả, buồn bã

D. giàn giụa, dòng dòng, buồn bã

Trả lời:

Đáp án B. vất vả, giàn giụa, dòng dòng.

2. Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 38 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Theo em, “tôi” trong bài thơ là ai?

Trả lời:

Tôi” trong bài thơ là chủ thể của thế giới tâm trạng, mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ. “Tôi” cũng là sự hoá thân của tác giả trong bài thơ. Trong mối quan hệ với hình tượng “sông Đáy” và “mẹ tôi”, “tôi” chính là người con của mẹ, của miền quê có dòng sông Đáy “chảy vào đời tôi”. Người con ấy đang xa quê hương và hướng về mẹ, về dòng sông Đáy với những tình cảm thiết tha, mãnh liệt nhất

Câu 2 trang 38 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: “Sông Đáy” và “mẹ tôi” là những hình tượng xuyên suốt mạch cảm xúc của bài thơ. Mạch cảm xúc đó được thể hiện như thế nào qua các khổ thơ?

Trả lời:

Bài thơ được dẫn đã lược trích một số câu nhưng vẫn có bố cục khá rõ, gắn với bố cục đó là hình tượng “mẹ tôi”, “sông Đáy” và mạch cảm xúc chủ đạo xuyên suốt trong toàn bài thơ:

– Khổ thơ 1 (từ Sông Đáy chảy vào đời tôi đến Suốt đời buồn trong tiếng lá reo): Hình tượng sông Đáy và “mẹ tôi” gắn bó trọn vẹn trong kí ức của “tôi” từ thuở ấu thơ đến khi xa quê hương. Hình tượng dòng sông quê hương và người mẹ hiện lên sống động, tràn đầy trong tâm trí của người con xa quê.

– Khổ thơ 2 (từ Những chiều xa quê đến giàn giụa nước mưa sông): Khổ thơ chỉ có 2 câu thơ nhưng biểu hiện trọn vẹn niềm khát khao, mong nhớ và sức sống của dòng sông quê hương, dòng sông tuổi thơ trong tâm trí người con.

– Khổ thơ cuối (từ Sông Đáy ơi đến dòng dòng): Niềm xúc động dâng tràn của người con khi trở về với mẹ, với sông Đáy quê hương.

Câu 3 trang 38 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: “Sông Đáy” trong bài thơ vừa là một dòng sông thực, vừa gợi liên tưởng đến những ý nghĩa rộng hơn. Theo em, đó có thể là những ý nghĩa gì?

Trả lời:

“Sông Đáy” trước hết là dòng sông thực, dòng sông gắn với một miền quê cụ thể nhưng có thể gợi lên ý nghĩa rộng hơn: quê hương, nguồn cội, đất nước...

Câu 4 trang 38 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Hình ảnh so sánh trong các câu thơ “Sông Đáy chảy vào đời tôi/ Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả” gợi cho em cảm nhận như thế nào về dòng sông quê hương và người mẹ trong tâm trí của nhân vật “tôi”?

Trả lời:

Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng nối từ câu thơ “Sông Đáy chảy vào đời tôi” sang câu thơ “Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi chiều đi làm về vất vả”. Do đó, ta có:

Vế A

Từ ngữ so sánh

Vế B

sông Đáy

như

mẹ tôi

Phương diện so sánh của A

Phương diện so sánh của B

chảy (vào đời tôi)

gánh nặng (rẽ vào ngõ...)

Như vậy “sông Đáy” được liên tưởng tương đồng với “mẹ tôi”. Hình ảnh dòng sông “chảy” gợi liên tưởng tới hình ảnh người mẹ “gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi chiều đi làm về vất vả”. Như vậy, dòng sông không chỉ là một dòng chảy của thiên nhiên, với nhịp điệu của con nước mà trĩu nặng trong đó là nhịp bước chân mẹ trong cuộc đời tần tảo, lam lũ, vất vả, trĩu nặng lo toan nhưng cũng tràn đầy yêu thương. Dường như nhịp chảy của dòng sông và nhịp bước chân mẹ đã hoà vào nhau trong tâm trí của người con: nhịp của phù sa, của lao động, của yêu thương gấp gáp mà trĩu nặng nỗi niềm...

Câu 5 trang 38 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Chỉ ra những hình ảnh gợi mối liên hệ sâu sắc giữa dòng sông và người mẹ trong tâm hồn, kí ức của nhân vật “tôi”. Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về những hình ảnh đó.

Trả lời:

Sông Đáy trong tâm hồn của nhân vật trữ tình không chỉ là nơi có những kí ức kỉ niệm với mẹ mà còn với “em”. Trong quá khứ, sông Đáy là nơi mà “em” đã cùng nhân vật trữ tình gặp gỡ, hẹn hò, nơi đây chính là nơi chứng kiến tình yêu đôi lứa đẹp đẽ. Họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau, tuy nhiên, đó cũng là đoạn tình cảm mà tác giả rất trân trọng và ghi nhớ trong tim. Khi giờ đây trở về, sông Đáy chỉ còn mẹ đứng chờ mình, còn “em” thì không thấy đâu.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Ôn tập học kì 2 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: