Nhận xét về ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong đoạn trích
Nhận xét về ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong đoạn trích.
Nhận xét về ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong đoạn trích
Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Nhận xét về ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong đoạn trích.
Trả lời:
Đoạn trích có cả ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật. Tuy nhiên, ngôn ngữ của nhân vật rất ít (chỉ có một câu nói của vợ Thành “Chết thì có ích gì, chẳng bằng cứ tự tìm bắt, biết đâu cũng được một con”, còn lại là lời của người kể chuyện ngôi thứ ba). Lời người kể chuyện có chức năng giới thiệu không gian, thời gian, nhân vật, miêu tả sự việc,... Lời người kể chuyện ở đoạn này không sử dụng điển tích, điển cố cho nên tương đố giản dị, có tác dụng tái hiện chân thực bức tranh xã hội. Tuy lời kể có tính khách quan, nhưng người kể chuyện cũng bộc lộ phần nào thái độ của mình trước những gì đang diễn ra: cảm thông với những nạn nhân của trò chơi chọi dế, căm ghét bọn quan lại lợi dụng việc nộp đế để ức hiếp dân lành, thể hiện thái độ phê phán xã hội kín đáo mà sâu sắc.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài tập 4 trang 5 hay khác:
- Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Trong đoạn trích, có những thông tin nào về không gian và thời gian gắn với câu chuyện? Em có nhận xét gì về thông tin đó?
- Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Nhân vật chính được giới thiệu trong đoạn trích là ai? Đoạn trích giúp em hiểu gì về nhân vật đó?
- Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Những chi tiết, sự việc nào trong đoạn trích phản ánh sự bất thường của hiện thực xã hội? Điều đó có ý nghĩa gì?
- Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Yếu tố gian trong từ gian giảo có nghĩa là gì? Yếu tố đó đồng nghĩa với yếu tố gian trong từ nào sau đây: gian tham, gian nan, gian truân, gian ngoan, gian khổ, gian phi? Đặt câu có sử dụng một từ có yếu tố gian đồng nghĩa với gian trong gian giảo.