SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 4 trang 5 - Kết nối tri thức
Đọc từ câu đến câu trong văn bản Dế chọi của Bồ Tùng Linh (SGK, tr. 18 – 19) và trả lời các câu hỏi sau:
Giải SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 4 trang 5 - Kết nối tri thức
Bài tập 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc từ câu “Đời Tuyên Đức nhà Minh, trong cung rất chuộng trò chọi dế, hàng năm bắt dân gian dâng nộp” đến câu “Quan trên theo hạn trách phạt, qua hơn mười ngày Thành đã bị đánh trăm trượng, hai mông máu me bê bết, ngay cả sâu con cũng không sao đi mà bắt nữa, trăn trở trên giường chỉ nghĩ tới việc tự tử” trong văn bản Dế chọi của Bồ Tùng Linh (SGK, tr. 18 – 19) và trả lời các câu hỏi sau:
Trả lời:
- Trong đoạn trích, có những từ ngữ cho biết thông tin về không gian và thời gian gắn với câu chuyện:
+ Không gian: trong cung vua, tỉnh Thiểm Tây, huyện Hoa Âm, làng quê của Thành, trong nhà Thành.
+ Thời gian: đời Tuyên Đức nhà Minh; hằng năm, dân gian phải dâng nộp đế cho quan; chưa đầy một năm, gia sản của Thành đã cạn kiệt; hằng ngày, từ sớm đến tối Thành phải tìm đủ mọi cách bắt dế; qua hơn mười ngày, Thành bị đánh trăm trượng, máu me bê bết.
- Nhận xét: Không gian và thời gian trong đoạn trích được nêu cụ thể, xác thực, gắn với cuộc sống của nhân vật. Điều này làm gia tăng tính chất hiện thực của tác phẩm.
Trả lời:
- Nhân vật chính trong đoạn trích là Thành.
- Đoạn trích giúp người đọc hiểu về nhân vật Thành qua các thông tin cơ bản: Thành là một người trẻ tuổi, hiểu kinh sách (dự khoa Đồng tử); đã có gia đình riêng; tính chất phác nên bị ép giữ một chức nhỏ trong làng (lí chính); không dám sách nhiễu dân về chuyện nộp dế; gia sản mau chóng cạn kiệt, bị đánh đập tàn tệ đến mức bi quan, chán nản, muốn tự tử. Như vậy, nhân vật Thành được khắc hoạ qua cái nhìn cảm thông của nhà văn, tương thích với không gian và thời gian trong truyện, cùng làm nên giá trị hiện thực của tác phẩm.
Trả lời:
- Chỉ trong một đoạn trích ngắn, tác giả đã cho thấy hiện thực xã hội có nhiều điều bất thường: chọi dế vốn là một trò chơi dân gian bình thường nơi thôn dã, vậy mà ở thời này, đến cả vua cũng mê một cách kì lạ; chuyện mê chọi để trong cung đã chi phối sâu sắc cuộc sống của muôn dân: quan to thì ép quan nhỏ phải tìm cách nộp dễ để dâng vua; quan nhỏ thì không từ thủ đoạn nào để có để đem hiến quan to; vì trò chọi dế mà trong dân có người đến khuynh gia bại sản, thậm chí có thể mất mạng.
- Qua những chi tiết, sự việc ấy, ta bắt gặp cái nhìn và thái độ phê phán xã hội thâm thuý, sâu sắc của tác giả.
Trả lời:
Đoạn trích có cả ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật. Tuy nhiên, ngôn ngữ của nhân vật rất ít (chỉ có một câu nói của vợ Thành “Chết thì có ích gì, chẳng bằng cứ tự tìm bắt, biết đâu cũng được một con”, còn lại là lời của người kể chuyện ngôi thứ ba). Lời người kể chuyện có chức năng giới thiệu không gian, thời gian, nhân vật, miêu tả sự việc,... Lời người kể chuyện ở đoạn này không sử dụng điển tích, điển cố cho nên tương đố giản dị, có tác dụng tái hiện chân thực bức tranh xã hội. Tuy lời kể có tính khách quan, nhưng người kể chuyện cũng bộc lộ phần nào thái độ của mình trước những gì đang diễn ra: cảm thông với những nạn nhân của trò chơi chọi dế, căm ghét bọn quan lại lợi dụng việc nộp đế để ức hiếp dân lành, thể hiện thái độ phê phán xã hội kín đáo mà sâu sắc.
Trả lời:
- Yếu tố gian trong từ gian giảo có nghĩa là dối trá, lừa lọc. Yếu tố đó đồng nghĩa với gian trong các từ: gian tham, gian ngoan, gian phi.
- Đặt câu có sử dụng một từ có yếu tố gian đồng nghĩa với gian trong gian giảo là: Trong truyện cổ tích, những kẻ gian phi bao giờ cũng chịu kết cục cay đắng.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 1: Thế giới kì ảo hay khác: