Giải SBT Sinh học 10 trang 43 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải SBT Sinh học 10 trang 43 trong Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào sách Cánh diều. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập trong sách bài tập Sinh học 10.

Giải SBT Sinh học 10 trang 43 Cánh diều

Bài 7.26 trang 43 SBT Sinh học 10: Nêu những lỗi sai trong quá trình phân chia tế bào có thể dẫn đến ung thư.

Lời giải:

Những lỗi sai trong quá trình phân chia tế bào có thể dẫn đến ung thư:

- Mỗi pha của chu kì tế bào được giám sát bởi các điểm kiểm soát. Có ba điểm kiểm soát chính trong chu kì tế bào: một điểm ở gần cuối G1, điểm thứ hai ở quá trình chuyển đổi G2/M và điểm thứ ba trong pha M (chuyển đổi từ kì giữa sang kì sau). Các phân tử điều hòa dương tính (tích cực) cho phép chu kì tế bào chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Các phân tử điều hòa âm tính giám sát các điều kiện tế bào và có thể tạm dừng chu kì cho đến khi các yêu cầu cụ thể được đáp ứng.

- Ung thư bao gồm nhiều bệnh khác nhau do một cơ chế chung gây ra: sự phân bào không kiểm suát của tế bào. Bất chấp mức độ dự phòng và chồng chéo của kiểm soát chu kì tế bào, lỗi vẫn xảy ra. Một trong những quá trình quan trọng được theo dõi bởi cơ chế giám sát điểm kiểm soát chu kì tế bào là sự sao chép thích hợp của DNA trong pha S. Ngay cả khi tất cả các quá trình kiểm soát chu kì tế bào hoạt động đầy đủ, một tỉ lệ nhỏ lỗi sao chép (đột biến) sẽ được chuyển sang các tế bào con. Nếu những thay đổi đối với trình tự nucleotide DNA xảy ra trong phần mã hóa gen và không được sửa chữa thì một đột biến gen sẽ xảy ra. Tất cả các bệnh ung thư đều bắt đầu khi đột biến gen làm phát sinh một protein bị lỗi đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản tế bào.

Bài 7.27 trang 43 SBT Sinh học 10: Mô tả các sự kiện bên ngoài có thể ảnh hưởng đến điều hòa chu kì tế bào.

Lời giải:

Các sự kiện bên ngoài có thể ảnh hưởng đến điều hòa chu kì tế bào:

- Sự chết của các tế bào lân cận và sự hiện diện hoặc vắng mặt của một số hormone nhất định có thể tác động đến chu kì tế bào.

- Việc giải phóng các hormone thúc đẩy tăng trưởng, chẳng hạn như HGH, có thể bắt đầu quá trình phân chia tế bào và việc thiếu các hormone này có thể ức chế sự phân chia tế bào.

- Sự phát triển tăng kích thước của tế bào có thể dẫn tới phân chia tế bào vì tế bào phải phân chia khi tỉ lệ bề mặt trên thể tích giảm; số lượng tế bào quá nhiều gây ức chế sự phân chia tế bào.

- Các điều kiện chính phải được đáp ứng trước khi tế bào có thể chuyển sang pha tiếp theo trong chu kì tế bào.

Bài 7.28 trang 43 SBT Sinh học 10: Một tế bào sinh dưỡng của người có khối lượng DNA là 6,6.10-12 gam và có 46 nhiễm sắc thể. Hãy điền vào bảng sau về khối lượng DNA và số lượng nhiễm sắc thể đơn và nhiễm sắc thể kép ở mỗi giai đoạn trong một chu kì tế bào.

Một tế bào sinh dưỡng của người có khối lượng DNA là 6,6.10^-12 gam

Lời giải:

Một tế bào sinh dưỡng của người có khối lượng DNA là 6,6.10^-12 gam

Bài 7.29 trang 43 SBT Sinh học 10: Phân tích hàm lượng DNA trong một tế bào qua các kiểu phân bào và qua các kì phân bào người ta vẽ được đồ thị dưới đây:

Phân tích hàm lượng DNA trong một tế bào qua các kiểu phân bào và qua các kì

(1) Hãy đặt tên cho đồ thị.

(2) Xác định a, b, c, d, e, g, h, i thuộc kì nào của kiểu phân bào nào?

(3) Cho biết bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 46, hãy xác định số NST và số chromatid của mỗi nhiễm sắc thể trong các kì a, b, c, d, e, g, h, i rồi điền vào bảng dưới đây:

Phân tích hàm lượng DNA trong một tế bào qua các kiểu phân bào và qua các kì

Lời giải:

(1) Đặt tên cho đồ thị: Phân tích đồ thị ta thấy ở a, c, e, h hàm lượng DNA bằng 7,3.10-12g, trong khi ở b, d, g hàm lượng DNA bằng 14,6.10-12g (gấp đôi) nghĩa là đã có sự nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể. Từ h chuyển sang i hàm lượng DNA lại giảm đi một nửa, chỉ còn 3,6.10-12g nghĩa là đã có sự phân bào. Như vậy từ a đến e là quá trình nguyên phân liên tiếp; còn từ e đến i là quá trình giảm phân. Vậy đây là đồ thị mô tả sự phát triển của tế bào sinh dục.

(2)

a, c, e: kì cuối của nguyên phân

b, d: kì đầu đến kì giữa của nguyên phân

g: kì đầu đến kì giữa của giảm phân

h: kì cuối giảm phân I

i: kì cuối giảm phân II

(3) Xác định số nhiễm sắc thể và số chromatid của mỗi nhiễm sắc thể trong các kì a, b, c, d, e, g, h, i:

Phân tích hàm lượng DNA trong một tế bào qua các kiểu phân bào và qua các kì

Lời giải sách bài tập Sinh học lớp 10 Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời Giải Sách Bài tập Sinh học 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: