Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
Giải SBT Sinh học 11 Chương 3: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Kết nối tri thức
Câu 16 trang 97 sách bài tập Sinh học 11: Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triểncủa động vật. Cho ví dụ.
Phân tích đề:Phân tích ảnh hưởng của yếu tố thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng đến sinh trưởngvà phát triển của động vật.
Lời giải:
- Các chất dinh dưỡng từ thức ăn như protein, lipid, carbohydrate, muối khoáng, vitamin,... là nguyên liệu xây dựng tế bào, là thành phần của các enzyme, hormone,... là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể động vật. Vì vậy, thiếu thức ăn sẽ làm cơ thể chậm lớn và phát triểnkhông bình thường.
Ví dụ: Vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường vì vào mùa đông nhiệt độ môi trường thấp, gia súc non mất nhiều nhiệt ra môi trường xung quanh. Cơ thể phải tăng cường quá trình hô hấp sản sinh nhiệt để chống lạnh.
- Ánh sáng có tác dụng sưởi ấm cho động vật trong những ngày mùa đông nhiệt độ thấp. Tia tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D, vitamin D có vai trò trong chuyển hoá calcium để hình thành xương, qua đó ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển. Ánh sáng kết hợp với nhiệt độ làm tăng quá trình chuyển hoá thông qua hệ thần kinh và nội tiết, đẩy nhanh quá trình thành thụcsinh dục của động vật.
Ví dụ: Cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm và chiều muộn, khi cường độ ánh sáng vừa phải, tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời tác động lên da, biến tiền vitamin D thành vitamin D, qua đó thúc đẩy quá trình chuyển hoá calcium vào xương, giúp trẻ có bộ xương vững chắc, phát triển chiều cao và ngăn chặn bệnh còi xương. Tuy nhiên, không nên cho trẻ tắm nắng vào buổi trưa vì thời điểm này cường độ ánh sáng quá mạnh có thể gây hại cho da của trẻ.
- Nhiệt độ: Mỗi loài động vật sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật, đặc biệt là đối với động vật biến nhiệt.
Ví dụ: Cá sấu là động vật biến nhiệt, khi bơi ở dưới nước cơ thể bị lạnh nên bò lên bờ phơi nắng để hấp thụ nhiệt, giữ cho thân nhiệt ổn định, đảm bảo chocác hoạt động sinh lí của cơ thể diễn ra bình thường. Khi cơ thể ấm lên, cásấu lại xuống nước để kiếm ăn.
Lời giải sách bài tập Sinh 11 Chương 3: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật hay khác: