Giải SBT Tin học 10 trang 60 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Tin học 10 trang 60 trong Bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh sách Cánh diều. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Tin học 10.
Giải SBT Tin học 10 trang 60 Cánh diều
Câu ACS25 trang 60 SBT Tin học 10: Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
1) Hệ màu RGB biểu diễn tổ hợp ba màu cơ bản nào?
2) Hệ màu RGB dùng mấy byte để biểu diễn màu?
Lời giải:
1) RGB là tổ hợp ba màu Đỏ (Red), Lục (Green), Lam (Blue).
2) Hệ màu RGB dùng 3 byte để biểu diễn màu.
Câu ACS26 trang 60 SBT Tin học 10: Trong ngôn ngữ hằng ngày, ta nói “ảnh đen trắng” nghĩa là chỉ có các màu xám, biến đổi từ trắng tinh đến đen tuyền. Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
1) Có thể số hoá ảnh đen trắng theo cách làm tương tự như với ảnh màu bằng cách cho mỗi màu xám tương ứng với một dãy bit duy nhất được không?
2) Nếu dùng 1 byte biểu diễn một điểm ảnh thì ảnh đen trắng thực ra là có bao nhiêu màu xám?
Lời giải:
1) Có thể số hoá ảnh đen trắng bằng cách cho mỗi màu xám tương ứng với một dãy bit duy nhất.
2) 256.
Câu ACS27 trang 60 SBT Tin học 10: Ngoài hệ màu RGB, em còn biết những hệ màu nào khác nữa? Hãy nêu tên và nói thêm những điều em biết về hệ màu đó.
Lời giải:
Ngoài hệ màu RGB, có hệ màu CMYK: Cyan, Magenta, Yellow, Black.
(Hs tham khảo thêm thông tin trên Internet)
Câu ACS28 trang 60 SBT Tin học 10: Em hãy chọn đáp án đúng:
Tốc độ lấy mẫu để số hoá âm thanh càng cao thì:
A. Âm thanh càng to.
B. Âm thanh càng bé.
C. Âm thanh càng trung thực.
D. Âm thanh càng vang xa.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Tốc độ lấy mẫu để số hoá âm thanh càng cao thì càng trung thực.
Câu ACS29 trang 60 SBT Tin học 10: Xét việc số hoá âm thanh. Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
1) Trước khi rời rạc hoá, biên độ biến thiên như thế nào?
2) Để rời rạc hoá biên độ người ta làm gì?
Lời giải:
1) Trước khi rời rạc hoá, biên độ biến thiên liên tục.
2) Để rời rạc hoá biên độ, người ta chia khoảng biến thiên liên tục thành một số mức.
Ví dụ: 4, 8 hay 16 mức và coi như biên độ chỉ nhận các mức giá trị rời rạc này.
Câu ACS30 trang 60 SBT Tin học 10: Độ sâu bit trong số hoá âm thanh là độ dài dãy bit biểu diễn các giá trị biên độ sau khi rời rạc hoá. Em hãy chọn câu SAI trong các câu sau đây:
A. Độ sâu bit càng lớn thì càng có nhiều mức biên độ.
B. Độ sâu bit càng lớn thì âm thanh càng to.
C. Độ sâu bit càng lớn thì càng xấp xỉ với đồ thị hình sóng ban đầu.
D. Độ sâu bit càng lớn thì càng xa với đồ thị hình sóng ban đầu.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Độ sâu bit càng lớn thì âm thanh càng to.
Câu ACS31 trang 60 SBT Tin học 10: Trong các câu sau, những câu nào đúng?
Để số hoá âm thanh có độ trung thực cao (Hi-Fi), ta cần:
A. Tăng tốc độ lấy mẫu và giảm độ sâu bit.
B. Giảm tốc độ lấy mẫu và tăng độ sâu bit.
C. Đồng thời tăng tốc độ lấy mẫu và tăng độ sâu bit.
D. Đồng thời giảm tốc độ lây mẫu và giảm độ sâu bit.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Để số hoá âm thanh có độ trung thực cao (Hi-Fi), ta cần đồng thời tăng tốc độ lấy mẫu và tăng độ sâu bit.
Lời giải sách bài tập Tin học lớp 10 Bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh Cánh diều hay khác: