Giải SBT Tin học 7 trang 39 Cánh diều
Với Giải SBT Tin học 7 trang 39 trong Bài 4: Sắp xếp nổi bọt Sách bài tập Tin 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Tin 7 trang 39.
Giải SBT Tin học 7 trang 39 Cánh diều
Câu F16 trang 39 SBT Tin học 7: Thao tác “đổi chỗ” là một việc phải làm khi sắp xếp nổi bọt. Giả sử dãy cần sắp xếp gồm 10 số. Hãy chọn câu đúng:
1) Phải thực hiện 10 lần đổi chỗ
2) Phải thực hiện 9 lần đổi chỗ
3) Tùy theo dãy đầu vào mà số lần đổi chỗ khác nhau.
4) Không đổi chỗ lần nào nếu dãy cần sắp xếp đã đúng thứ tự mong muốn.
Lời giải:
Câu trả lời đúng là:
3) Tùy theo dãy đầu vào mà số lần đổi chỗ khác nhau.
4) Không đổi chỗ lần nào nếu dãy cần sắp xếp đã đúng thứ tự mong muốn.
Câu F17 trang 39 SBT Tin học 7: Trong bài học trang 88 sách giáo khoa có nêu nhận xét “Chú ý rằng sau lượt đổi chỗ thứ nhất, giá trị lớn nhất là 8 đã ở cuối dãy, đúng vị trí cuối cùng của nó”. Có thể nêu nhận xét tương tự cho các lượt đổi chỗ thứ hai, thứ ba, … hay không?
Lời giải:
Có thể khẳng định điều tương tự cho các lượt đổi chỗ tiếp theo:
- Sau lượt đổi chỗ thứ hai thì giá trị lớn thứ hai đã ở vị trí thứ hai tính từ cuối dãy, đúng với vị trí của nó.
- Sau lượt đổi chỗ thứ ba thì giá trị lớn thứ ba đã ở vị trí thứ ba tính từ cuối dãy, đúng với vị trí của nó.
…
- Điều này cũng giúp khẳng định rằng cần không quá n-1 lượt đổi chỗ để sắp xếp dãy có n số.
Câu F18 trang 39 SBT Tin học 7: Thuật toán sắp xếp nổi bọt chỉ đổi chỗ hai số liền kề sát nhau nên khá chậm. Nếu biết dãy đầu vào đã có thứ tự giảm dần thì theo em nên đổi chỗ như thế nào để được dãy có thứ tự tăng dần nhanh hơn?
Lời giải:
Đổi chỗ đối xứng qua điểm giữa dãy: Đổi chỗ a1 với an; đổi chỗ a2 với an-1; … đổi chỗ ai với an-1+i; … cho đến khi gặp nhau giữa dãy.
Câu F19 trang 39 SBT Tin học 7: Hãy trình bày diễn biến từng bước của thuật toán tìm kiếm tuần tự áp dụng cho dãy số {11, 70, 18, 39, 63, 52, 41, 5} để tìm:
1) x = 39
2) x = 60
Lời giải:
Dãy xuất phát:
1) Số phải tìm là x (x = 39). Các bước thực hiện tìm kiếm:
2) Số phải tìm là x (x = 60). Các bước thực hiện tìm kiếm:
Câu F20 trang 39 SBT Tin học 7: Hãy trình bày diễn biến từng bước của thuật toán sắp xếp chọn dần áp dụng cho dãy số {11, 70, 18, 39, 63, 52, 41, 5} để được dãy số giảm dần.
Lời giải:
Các bước thực hiện như sau:
Câu F21 trang 39 SBT Tin học 7: Hãy trình bày diễn biến từng bước của thuật toán sắp xếp nổi bọt áp dụng cho dãy số {11, 70, 18, 39, 63, 52, 41, 5} để được dãy số tăng dần.
Lời giải:
Các bước thực hiện như sau:
Câu F22 trang 39 SBT Tin học 7: Cho dãy số {5, 11, 18, 39, 41, 52, 63, 70}. Hãy trình bày diễn biến từng bước của thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm kiếm x trong dãy.
1) x = 39
2) x = 60
Lời giải:
1) Số phải tìm là x = 39:
Chia đôi lần 1: Phạm vi tìm kiếm là dãy a1 đến a8. Lấy a4 là số có vị trí giữa dãy. Vì x = a4 nên đã tìm thấy x = 39 tại vị trí thứ tư.
2) Số phải tìm là x = 60:
Chia đôi lần 1: Phạm vi tìm kiếm là dãy a1 đến a8. Lấy a4 là số có vị trí giữa dãy.
Vì x > a4 nên có nửa đầu dãy (có nền màu xám nhạt) chắc chắn không chứa x = 60, tiếp theo chỉ cần tìm trong nửa sau của dãy. Như vậy, phạm vi cần tìm tiếp theo là dãy con từ a5 đến a8.
Chia đôi lần 2: lấy a6 là số có vị trí giữa dãy còn lại.
Vì x > a6 nên nửa đầu dãy (có nền màu xám nhạt) chắc chắn không chứa x = 60, tiếp theo chỉ cần tìm trong nửa sau của dãy. Như vậy, phạm vi tìm kiếm tiếp theo là dãy con từ a7 đến a8.
Chia đôi lần 3: lấy a7 là số có vị trí giữa dãy còn lại.
Vì x < a7 nên nửa sau dãy (có nền màu xám nhạt) chắc chắn không chứa x = 60, tiếp theo chỉ cần tìm trong nửa dãy. Như vậy, phạm vi tìm kiếm tiếp theo là dãy con một phần tử là a7.
Chỉ còn một phần tử, không chia đôi nữa, so sánh thấy x khác a7. Kết luận: Không tìm thấy.
Lời giải Sách bài tập Tin học 7 Bài 4: Sắp xếp nổi bọt Cánh diều hay khác: