Biểu diễn miền nghiệm của mỗi bất phương trình sau
Biểu diễn miền nghiệm của mỗi bất phương trình sau:
Giải sách bài tập Toán 10 Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 7 trang 25 SBT Toán 10 Tập 1: Biểu diễn miền nghiệm của mỗi bất phương trình sau:
a) 3x + 5y < 15;
b) x – 2y ≥ 6;
c) y > – x + 3;
d) y ≤ 4 – 2x.
Lời giải:
a) Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình 3x + 5y < 15 gồm các bước sau:
+) Vẽ đường thẳng d: 3x + 5y = 15:
Đường thẳng d đi qua hai điểm (0; 3) và (5; 0).
+) Lấy điểm O(0; 0), ta có: 3.0 + 5.0 = 0 < 15.
Vậy miền nghiệm của bất phương trình đã cho là nửa mặt phẳng chứa điểm O(0; 0) và không kể đường thẳng d là nửa mặt phẳng tô màu trong hình sau:
b) Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình x – 2y ≥ 6 gồm các bước sau:
+) Vẽ đường thẳng d: x – 2y = 6:
Đường thẳng d đi qua hai điểm (0; – 3) và (6; 0).
+) Lấy điểm O(0; 0), ta có: 0 – 2.0 = 0 < 6.
Vậy miền nghiệm của bất phương trình đã cho là nửa mặt phẳng không chứa điểm O(0; 0) và kể cả đường thẳng d là nửa mặt phẳng tô màu trong hình sau:
c) Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình y > – x + 3 hay x + y > 3 gồm các bước sau:
+) Vẽ đường thẳng d: x + y = 3:
Đường thẳng d đi qua hai điểm (0; 3) và (3; 0).
+) Lấy điểm O(0; 0), ta có: 0 + 0 = 0 < 3.
Vậy miền nghiệm của bất phương trình đã cho là nửa mặt phẳng không chứa điểm O(0; 0) và không kể đường thẳng d là nửa mặt phẳng tô màu trong hình sau:
d) Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình y ≤ 4 – 2x hay 2x + y ≤ 4 gồm các bước sau:
+) Vẽ đường thẳng d: 2x + y = 4:
Đường thẳng d đi qua hai điểm (2; 0) và (0; 4).
+) Lấy điểm O(0; 0), ta có: 2.0 + 0 = 0 ≤ 4 .
Vậy miền nghiệm của bất phương trình đã cho là nửa mặt phẳng chứa điểm O(0; 0) và kể cả đường thẳng d là nửa mặt phẳng tô màu trong hình sau: