X

Giải SBT Toán 7 Cánh diều

SBT Toán 7 trang 87 Tập 1 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Toán 7 trang 87 Tập 1 trong Bài 1: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Với lời giải chi tiết nhất hy vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập SBT Toán lớp 7.

Giải SBT Toán 7 trang 87 Tập 1 Cánh diều

Bài 1 trang 87 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1:

a) Tính thể tích và diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ở Hình 7a.

b) Tính thể tích và diện tích xung quanh của hình lập phương ở Hình 7b.

Tính thể tích và diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ở Hình 7a

Lời giải:

Hình 7a:

Hình hộp chữ nhật có ba kích thước: chiều dài là a, chiều rộng là b, chiều cao là c (a, b, c cùng đơn vị đo).

Công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật trên là:

V = abc (đơn vị thể tích).

Công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật trên là:

Sxq = 2(a + b)c (đơn vị diện tích).

Do đó:

Thể tích của hình hộp chữ nhật này là:

V = 3.2.2 = 12 (cm3).

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật này là:

Sxq = 2.(3 + 2).2 = 20 (cm2).

Vậy V = 12 cm3 và Sxq = 20 cm2.

Hình 7b:

Hình lập phương có độ độ dài cạnh là d.

Công thức tính thể tích của hình lập phương trên là:

V = d3 (đơn vị thể tích).

Công thức tính diện tích xung quanh của hình lập phương trên là:

Sxq = 4d2 (đơn vị diện tích).

Do đó:

Thể tích của hình hộp chữ nhật này là:

V = 23 = 8 (cm3).

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật này là:

Sxq = 4.22 = 16 (cm2).

Vậy V = 8 cm3 và Sxq = 16 cm2.

Bài 2 trang 87 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Tính độ dài cạnh của hình lập phương, biết thể tích của hình lập phương đó bằng thể tích của hình hộp chữ nhật có ba kích thước: chiều dài là 8 dm, chiều rộng là 4 dm, chiều cao là 2 dm.

Lời giải:

Thể tích của hình hộp chữ nhật có ba kích thước chiều dài là 8 dm, chiều rộng là 4 dm, chiều cao là 2 dm là:

8.4.2 = 64 (dm3).

Gọi d (dm) (d > 0) là độ dài cạnh của hình lập phương.

Khi đó thể tích của hình lập phương là: d3 (dm3).

Do thể tích của hình lập phương bằng thể tích của hình hộp chữ nhật trên nên ta có:

d3 = 64.

Suy ra d3 = 43

Do đó d = 4 (dm).

Vậy độ dài cạnh của hình lập phương là 4 dm.

Bài 3 trang 87 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Người ta xếp các hình lập phương có độ dài cạnh là 2 cm để được một hình hộp chữ nhật có ba kích thước: chiều dài là 12 cm, chiều rộng là 8 cm, chiều cao là 10 cm. Hỏi phải dùng tất cả bao nhiêu hình lập phương để xếp được hình hộp chữ nhật đó?

Lời giải:

Thể tích của hình hộp chữ nhật có ba kích thước chiều dài là 12 cm, chiều rộng là 8 cm, chiều cao là 10 cm là:

12.8.10 = 960 (cm3).

Thể tích của hình lập phương có độ dài cạnh là 2 cm là:

23 = 8 (cm3).

Số hình lập phương phải dùng tất cả để xếp được hình hộp chữ nhật đó là:

690 : 8 = 120 (hình).

Vậy phải dùng tất cả 120 hình lập phương để xếp được hình hộp chữ nhật đó.

Bài 4 trang 87 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' (Hình 8). Diện tích của các mặt ABCD, BB'C'C và CC'D'D lần lượt là 2 cm2, 6 cm2, 3 cm2. Tính thể tích hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D'.

Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' (Hình 8). Diện tích của các mặt ABCD, BB'C'C và CC'D'D

Lời giải:

Gọi các kích thước của hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' như sau: AB = a (cm), AD = b (cm), AA' = c (cm) (a > 0, b > 0, c > 0).

Khi đó thể tích của hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' là: V = abc (cm3).

• Diện tích của mặt ABCD là:

SABCD = ab (cm2)

Mà theo bài SABCD = 2 cm2.

Do đó ab = 2.

Tương tự ta có:

• SBB'C'C = bc = 6 (cm2). Do đó bc = 6.

• SCC'D'D = ac = 3 (cm2). Do đó ac = 3.

Suy ra: (ab).(bc).(ac) = 2.6.3

Hay a2b2c2 = 36

Suy ra (abc)2 = 62

Do đó abc = 6.

Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' là 6 cm3.

Lời giải Sách bài tập Toán lớp 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Toán lớp 7 sách Cánh diều hay, chi tiết khác: