X

Giải SBT Toán 7 Cánh diều

Giải SBT Toán 7 trang 73 Tập 2 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Toán 7 trang 73 Tập 2 trong Bài 3: Hai tam giác bằng nhau SBT Toán 7 Tập 2 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 trang 73.

Giải SBT Toán 7 trang 73 Tập 2 Cánh diều

Bài 22 trang 73 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho ∆ABC = ∆DEG có AB = 4 dm, BC = 7 dm, CA = 9,5 dm. Tính chu vi của tma giác DEG.

Lời giải:

Vì ∆ ABC = ∆ DEG nên ta có: AB = DE, BC = EG, AC = DG (các cặp cạnh tương ứng).

Do đó chu vi của tam giác DEG bằng chu vi của tam giác ABC.

Mà chu vi tam giác ABC là: 4 + 7 + 9,5 = 20,5 (dm).

Do đó chu vi tam giác DEG bằng 20,5 dm.

Vậy chu vi tam giác DEG bằng 20,5 dm.

Bài 23 trang 73 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho ∆ABC = ∆GIK có số đo G^,I^,K^ tỉ lệ với 2; 3; 4. Tính số đo mỗi góc của tam giác ABC.

Lời giải:

Vì số đo G^,I^,K^ tỉ lệ với 2; 3; 4 nên ta có: G^2=I^3=K^4 .

Xét DGIK có G^+I^+K^=180o (tổng ba góc của một tam giác).

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:

G^2=I^3=K^4=G^+I^+K^9=180°9=20°

Suy ra

G^=2.20°=40°;

I^=3.20°=60°;

K^=4.20°=80°.

Do ∆ABC = ∆GIK nên A^=G^,B^=I^,C^=K^ (các cặp góc tương ứng).

G^=40°,I^=60°,K^=80°

Suy ra A^=40°,B^=60°,C^=80°.

Vậy A^=40°,B^=60°,C^=80°.

Bài 24 trang 73 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho ∆ABC = ∆XYZ có 3BC = 5AB, YZ – XY = 10 cm và AC = 35 cm. Tính độ dài mỗi cạnh của tam giác XYZ.

Lời giải:

Do ∆ABC = ∆XYZ (giả thiết)

Nên AB = XY, BC = YZ, AC = XZ (các cặp cạnh tương ứng)

Mà AC = 35 cm nên XZ = 35 cm.

Ta có YZ – XY = 10 (cm) suy ra BC – AB = 10 (cm).

Hay BC = AB +10.

Mà 3BC = 5AB

Suy ra 3(AB + 10) = 5AB

Hay 5AB – 3AB = 30

Do đó 2AB = 30

Suy ra AB = 15 (cm)

Khi đó BC = 25 (cm)

Lại có AB = XY, BC = YZ nên XY = 15 (cm) và YZ = 25 (cm).

Vậy XY = 15 cm, YZ = 25 cm, XZ = 35 cm.

Bài 25 trang 73 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho ∆ABC = ∆XYZ, có A^+Y^=120°A^Y^=40° . Tính số đo mỗi góc của từng tam giác trên.

Lời giải:

Do A^+Y^=120°A^Y^=40° nên 2A^=120°+40°=160°

Suy ra A^=160°:2=80°

Do đó Y^=120°A^=120°80°=40°

Vì ∆ABC = ∆XYZ (giả thiết)

Nên A^=X^,B^=Y^,C^=Z^ (các cặp góc tương ứng).

A^=80°,Y^=40°

Suy ra X^=80°,B^=40°

Xét ∆ABC có: C^+B^+A^=180° (tổng ba góc của một tam giác).

Do đó C^=180°B^A^=180°40°80°=60°

Suy ra Z^=60° .

Vậy A^=80°,B^=40°,C^=60°,X^=80°,Y^=40°,Z^=60°.

Bài 26 trang 73 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho ∆ABC = ∆MNP. Hai tia phân giác của góc B và C cắt nhau tại O tạo thành góc BOC bằng 120°. Tính tổng số đo các góc MNP và MPN của tam giác MNP.

Lời giải:

Cho tam giác ABC = tam giác MNP. Hai tia phân giác của góc B và C cắt nhau tại O tạo thành góc BOC bằng 120 độ

Vì BO là phân giác của góc ABC nên ABO^=CBO^=ABC^2

Vì CO là phân giác của góc ACB nên ACO^=BCO^=ACB^2

Xét DCOB ta có: BOC^+OBC^+OCB^=180° (tổng ba góc của một tam giác).

Suy ra OBC^+OCB^=180°BOC^=180°120°=60°.

CBO^=ABC^2,BCO^=ACB^2.

Suy ra ABC^2+ACB^2=60°

Do đó ABC^+ACB^=2.60°=120°.

Mặt khác ∆ABC = ∆MNP nên ta có:

ABC^=MNP^ACB^=MPN^ (các cặp góc tương ứng).

Suy ra MNP^+MPN^=ABC^+ACB^=120°

Vậy MNP^+MPN^=120°.

Lời giải Sách bài tập Toán lớp 7 Bài 3: Hai tam giác bằng nhau Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: