Giải SBT Toán 7 trang 49 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Toán 7 trang 49 Tập 2 trong Bài 3: Tam giác cân Sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 trang 49.

Giải SBT Toán 7 trang 49 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Bài 1 trang 49 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác MNP cân tại M. Kể tên các cạnh bên, cạnh đáy, góc ở đỉnh, góc ở đáy của tam giác cân đó.

Lời giải:

Cho tam giác MNP cân tại M Kể tên các cạnh bên, cạnh đáy, góc ở đỉnh

Tam giác MNP cân tại M có: các cạnh bên là MN và MP; cạnh đáy là NP; góc ở đỉnh là M^; góc ở đáy là N^P^.

Bài 2 trang 49 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: a) Tam giác có hai góc bằng 60° có phải là tam giác cân hay không? Hãy tìm góc còn lại của tam giác này.

b) Tam giác có hai góc bằng 45° có phải là tam giác cân hay không? Hãy tìm góc còn lại của tam giác này.

Lời giải:

a) Giả sử tam giác ABC có B^=C^=60° như hình vẽ dưới đây:

Tam giác có hai góc bằng 60 độ có phải là tam giác cân hay không?

Xét ∆ABC có: A︿+B︿+C︿=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra A^=180°C^B^

Do đó A︿=180°60°60°=60°

Tam giác ABC có A^=B^=C^=60° nên là tam giác đều.

Vậy tam giác có hai góc bằng 60° thì góc còn lại là 60°. Tam giác này vừa là tam giác đều vừa là tam giác cân tại cả ba đỉnh.

b) Giả sử tam giác MNP có N^=P^=45° như hình vẽ dưới đây.

Tam giác có hai góc bằng 60 độ có phải là tam giác cân hay không?

Tam giác MNP có N^=P^=45° nên là tam giác cân tại M.

Xét DMNP có: M︿+N︿+P︿=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác).

Suy ra M^=180°N^P^

Do đó M︿=180°45°45°=90°

Tam giác MNP cân tại M có M^=90° nên là vừa là tam giác cân vừa là tam giác vuông.

Vậy tam giác có hai góc bằng 45°thì góc còn lại là 90°. Tam giác này là tam giác vuông cân.

Bài 3 trang 49 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Trong Hình 6, tính góc B và góc C biết A^=138°.

Trong Hình 6, tính góc B và góc C biết góc A = 138 độ

Lời giải:

Vì ∆ABC có AB = AC (giả thiết) nên ∆ABC cân tại A.

Suy ra C︿=B︿ (tính chất tam giác cân).

Xét ∆ABC có: A︿+B︿+C︿=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra

B^=C^=180°A^2=180°138°2=21°.

Vậy C︿=B︿=21°.

Bài 4 trang 49 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho Hình 7, biết AB = AC và BE là tia phân giác của ABC^; CF là tia phân giác của ACB^. Chứng minh rằng:

a) ΔABE = ΔACF;

b) Tam giác OEF cân.

Cho Hình 7, biết AB = AC và BE là tia phân giác của góc ABC

Lời giải:

Cho Hình 7, biết AB = AC và BE là tia phân giác của góc ABC

Chứng minh (Hình 7):

a) Vì AB = AC (giả thiết) nên tam giác ABC cân tại A.

Suy ra ABC^=ACB^ (tính chất) (1)

Ta có BE là tia phân giác của ABC^ (giả thiết)

Nên ABE^=EBC^=12ABC^ (tính chất tia phân giác) (2)

Lại có CF là tia phân giác của ACB^ (giả thiết)

Nên ACF^=FCB^=12ACB^ (tính chất tia phân giác) (3)

Từ (1),(2),(3) suy ra ACF^=FCB^=ABE^=EBC^.

Xét ΔABE và ΔACF có:

A^ là góc chung,

AB = BC (giả thiết),

ABE^=ACF^ (chứng minh trên).

Do đó ΔABE = ΔACF (g.c.g).

Vậy ΔABE = ΔACF.

b) Vì ΔABE = ΔACF (chứng minh câu a).

Nên BE = CF (hai cạnh tương ứng).

Xét ΔOBC có OBC^=OCB^ (do EBC^=FCB^)

Do đó ΔOBC cân tại O.

Suy ra OB = OC (tính chất tam giác cân).

Ta có: BE = OB + OE, CF = OC + OF.

Mà BE = CF, OB = OC (chứng minh trên).

Suy ra OE = OF

Do đó ΔOEF cân tại O.

Vậy tam giác OEF cân tại O.

Bài 5 trang 49 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác MEF cân tại M có M^=80°.

a) Tính E^,F^.

b) Gọi N, P lần lượt là trung điểm của ME, MF. Chứng minh rằng tam giác MNP cân.

c) Chứng minh rằng NP // EF

Lời giải:

Cho tam giác MEF cân tại M có góc M = 80 độ

Cho tam giác MEF cân tại M có góc M = 80 độ

a) Vì ∆MFE cân tại M (giả thiết).

Nên E︿=F︿ (tính chất tam giác cân).

Xét DMEF có: M︿+E︿+F︿=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra

E^=F^=180°M^2=180°80°2=50°.

Vậy E︿=F︿=50°.

b) Vì ∆MEF cân tại M (giả thiết) nên ME = MF (1)

Vì N là trung điểm của ME nên MN=NE=ME2 (2)

Vì P là trung điểm của MF nên MP=PF=MF2 (3)

Từ (1),(2),(3) suy ra MN = NE = MP = PE.

Tam giác MNP có MN = MP (chứng minh trên)

Do đó tam giác MNP cân tại M.

Vậy tam giác MNP cân tại M.

c) Vì tam giác MNP cân tại M (chứng minh câu b).

Nên MNP^=MPN^ (tính chất tam giác cân)

Xét ∆MNP có: M^+MNP^+MPN^=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác).

Suy ra

MNP^=MPN^=180°M^2=180°80°2=50°.

Ta có MNP^=E^ (cùng bằng 50°).

Mà hai góc này ở vị trí đồng vị.

Suy ra NP // EF

Vậy NP // EF.

Lời giải Sách bài tập Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Tam giác cân Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: