Giải SBT Toán 7 trang 63 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Toán 7 trang 63 Tập 2 trong Bài 8: Tính chất ba đường cao của tam giác Sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 trang 63.

Giải SBT Toán 7 trang 63 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Bài 1 trang 63 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Trong Hình 7. Hãy chứng minh AC, EK và BD cùng đi qua một điểm.

Trong Hình 7 Hãy chứng minh AC, EK và BD cùng đi qua một điểm

Lời giải:

Trong Hình 7 Hãy chứng minh AC, EK và BD cùng đi qua một điểm

Gọi M là giao điểm của AC và BD.

Xét tam giác MAB có E là giao điểm của hai đường cao AD và BC nên E là trực tâm của tam giác MAB.

Khi đó ME là đường cao kẻ từ đỉnh M của tam giác AMB, tức là ME ⊥ AB.

Mà EK ⊥ AB.

Do đó EK đi qua điểm M.

Vậy AC, EK và BD cùng đi qua điểm M.

Bài 2 trang 63 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A, vẽ đường trung tuyến AM. Qua A vẽ đường thẳng d vuông góc với AM. Chứng minh d // BC.

Lời giải:

Cho tam giác ABC cân tại A, vẽ đường trung tuyến AM

Vì tam giác ABC cân tại A (giả thiết) nên AB = AC.

Vì AM là trung tuyến của tam giác ABC nên BM = CM.

Xét ΔAMB và ΔAMC có:

Cạnh AM là cạnh chung,

AB = AC (chứng minh trên),

BM = CM (chứng minh trên).

Do đó ΔAMB = ΔAMC (c.c.c).

Suy ra AMB^=AMC^ (hai góc tương ứng).

Lại có AMB^+AMC^=180° (hai góc kề bù).

Nên AMB^=AMC^=180°2=90°.

Hay AM ⊥BC.

Mà d ⊥ AM (giả thiết).

Suy ra d // BC (dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song).

Vậy d // BC.

Bài 3 trang 63 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ điểm D sao cho A là trung điểm của BD. Vẽ hai đường cao AE và AF của hai tam giác ABC và ACD. Chứng minh góc EAF vuông.

Lời giải:

Cho tam giác ABC cân tại A Vẽ điểm D sao cho A là trung điểm của BD

Vì tam giác ABC cân tại A nên AB = AC.

Mà AB = AD (vì A là trung điểm của BD).

Suy ra AC = AD = AB.

Xét ΔAEB và ΔAEC có:

AEB^=AEC^=90°,

Cạnh AE là cạnh chung,

AB = AC (chứng minh trên).

Do đó ΔAEB = ΔAEC (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Suy ra BAE^=CAE^ (hai góc tương ứng).

Xét ΔACF và ΔADF có:

AFC^=AFD^=90°,

Cạnh AF là cạnh chung,

AC = AD (chứng minh trên).

Do đó ΔAFC = ΔAFD (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Suy ra FAC^=FAD^ (hai góc tương ứng).

Ta có BAE^+CAE^+FAC^+FAD^=180°

BAE^=CAE^, FAC^=FAD^(chứng minh trên).

Suy ra 2EAC^+2FAC^=180°

Hay 2EAC^+FAC^=180°:2=90°

Do đó EAF^=90°.

Vậy góc EAF vuông.

Bài 4 trang 63 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có A^=65°,B^=54°. Vẽ trực tâm H của tam giác ABC. Tính góc AHB.

Lời giải:

Cho tam giác ABC có góc A = 65 độ, góc B = 54 độ

Trong tam giác vuông ABE ta có: EAB^+EBA^=90° (trong một tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°).

EBA^=54° nên EAB^=90°EBA^=90°54°=36°.

Trong tam giác vuông BAF ta có: FAB^+FBA^=90° (trong một tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°).

FAB^=65° nên FBA^=90°FAB^=90°65°=25°.

Trong ∆AHB ta có: HAB^+HBA^+AHB^=180° (tổng ba góc trong một tam giác).

Suy ra

AHB^=180°HAB^HBA^=180°36°25°=119°.

Vậy AHB^=119°.

Bài 5 trang 63 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A có góc A nhọn và H là trực tâm. Cho biết BHC^=150°. Tìm các góc của tam giác ABC.

Lời giải:

Vẽ hai đường cao BE và CF của tam giác ABC.

Cho tam giác ABC cân tại A có góc A nhọn và H là trực tâm

Trong ∆BHC có: HCB^+HBC^+CHB^=180° (tổng ba góc trong một tam giác).

Suy ra

HBC^+HCB^=180BHC^=180°150°=30°

Trong ∆CBE vuông tại E có: ECB^+EBC^=90° (trong một tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°).

Nên ECB^=90°EBC^ (1)

Trong ∆CBF vuông tại F có: FCB^+FBC^=90° (trong một tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°).

Nên FBC^=90°FCB^ (2)

Từ (1) và (2) ta có:

FBC^+ECB^=180°EBC^+FCB^

=180°HBC^+HCB^=180°30°=150°.

Hay ABC^+ACB^=150°

Do tam giác ABC cân tại A nên ta có:

ABC^=ACB^=150°2=75°.

Trong ∆ABC có: ACB^+ABC^+CAB^=180° (tổng ba góc trong một tam giác).

Suy ra

A^=180°ACB^ABC^=180°75°75°=30°.

Vậy ABC^=ACB^=75°, A^=30°.

Xem thêm lời giải Sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: