Giải SBT Toán 7 trang 65 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Toán 7 trang 65 Tập 2 trong Bài 9: Tính chất ba đường phân giác của tam giác Sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 trang 65.
Giải SBT Toán 7 trang 65 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 65 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi G là trọng tâm của tam giác và gọi I là giao điểm của các đường phân giác của tam giác. Chứng minh ba điểm A, I, G thẳng hàng.
Lời giải:
Vẽ phân giác AD của tam giác ABC.
Xét ∆ABD và ∆ACD có:
AB = AC (do ∆ABC cân tại A),
(do AD là phân giác của ),
AD là cạnh chung.
Do đó ∆ABD = ∆ACD (c.g.c)
Suy ra DB = DC.
Khi đó AD vừa là đường phân giác vừa là đường trung tuyến của tam giác ABC.
Mà G là trọng tâm của tam giác và I là giao điểm của các đường phân giác của tam giác ABC.
Suy ra hai điểm I và G đều thuộc AD.
Khi đó ba điểm A, I, G thẳng hàng.
Vậy ba điểm A, I, G thẳng hàng.
Bài 2 trang 65 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có , ba đường phân giác đồng quy tại I. Tính số đo góc BIC.
Lời giải:
Trong ∆CAB có: (tổng ba góc trong một tam giác).
Suy ra
.
Vì BI là phân giác của góc ABC nên
Vì CI là phân giác của góc ACB nên
Suy ra
.
Trong ∆CIB có: (tổng ba góc trong một tam giác).
Mà (chứng minh trên)
Suy ra
Do đó
Vậy
Bài 3 trang 65 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ đường phân giác AD. Gọi H và K là chân các đường vuông góc kẻ từ D đến AB và AC. Chứng minh rằng DH = DK.
Lời giải:
Vì AD là phân giác của góc BAC nên .
Xét ΔADH và ΔADK có:
,
AD là cạnh chung,
(chứng minh trên).
Do đó ΔADH = ΔADK (cạnh huyền – góc nhọn).
Suy ra DH = DK (hai cạnh tương ứng).
Vậy DH = DK.
Bài 4 trang 65 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có đường trung tuyến AM đồng thời là đường phân giác. Chứng minh tam giác ABC là tam giác cân.
Lời giải:
Gọi H và K là chân các đường vuông góc kẻ từ M đến AB và AC.
Vì AM là phân giác của góc BAC nên
•Xét ΔAMH và ΔAMK có:
,
AM là cạnh chung,
(do ).
Do đó ΔAMH = ΔAMK (cạnh huyền – góc nhọn).
Suy ra MH = MK (hai cạnh tương ứng).
•Xét ΔBMH và ΔCMK có:
,
BM = CM (do AM là đường trung tuyến của ΔABC),
MH = MK (chứng minh trên).
Do đó ΔBMH = ΔCMK (cạnh huyền – cạnh góc vuông).
Suy ra (hai góc tương ứng).
Khi đó tam giác ABC cân tại A.
Vậy tam giác ABC cân tại A.