Giải SBT Toán 7 trang 85 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Toán 7 trang 85 Tập 2 trong Bài 2: Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên Sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 trang 85.

Giải SBT Toán 7 trang 85 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Bài 1 trang 85 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Gieo một con xúc xắc 6 mặt cân đối. Tính xác suất của các biến cố sau.

A: “Xuất hiện mặt có 2 chấm”;

B: “Xuất hiện mặt có số chấm chia hết cho 4”;

C: “Xuất hiện mặt có số chấm chia hết cho 7”;

D: “Xuất hiện mặt có số chấm là ước của 60”.

Lời giải:

• Vì con xúc xắc cân đối nên khả năng xuất hiện các mặt của nó như nhau.

Do đó PA=16.

•Chỉ có mặt 4 chấm là số chia hết cho 4. Do đóPB=16.

•Vì không có mặt nào xuất hiện số chấm chia hết cho 7 nên C là biến cố không thể, do đó P(C) = 0.

•Vì số chấm của cả 6 mặt con xúc xắc (1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm, 6 chấm) đều là ước của 60 nên D là biến cố chắc chắn, do đó P(D) = 1.

Vậy PA=16, PB=16, P(C) = 0 và P(D) = 1.

Bài 2 trang 85 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Trên tường có một đĩa hình tròn có cấu tạo đồng chất và cân đối (Hình 3). Mặt đĩa được chia thành 12 hình quạt bằng nhau và được đánh số từ 1 đến 12. Hoàng quay đĩa quanh trục gắn ở tâm và quan sát xem khi dừng lại mũi tên chỉ vào ô số mấy. Tính xác suất của các biến cố sau:

Trên tường có một đĩa hình tròn có cấu tạo đồng chất và cân đối (Hình 3)

A: “Mũi tên chỉ vào ô số 7”;

B: “Mũi tên chỉ vào ô ghi số lẻ”;

C: “Mũi tên chỉ vào ô ghi số lớn hơn 11”.

Lời giải:

•Vì đĩa hình tròn có cấu tạo đồng chất và cân đối, chia thành 12 hình quạt bằng nhau nên khả năng mũi tên chỉ vào các hình quạt là như nhau.

Do đó xác suất xảy ra biến cố A là PA=112.

•Do phần các hình quạt ghi số chẵn có kích thước bằng phần các hình quạt ghi số lẻ nên xác suất xảy ra của biến cố B là PB=12.

•Do các hình quạt có kích thước bằng nhau nên mũi tên chỉ vào hình quạt ghi số 12 (là ô duy nhất ghi số lớn hơn 11), do đó xác suất xảy ra biến cố của C là PC=112.

Vậy PA=112, PB=12PC=112.

Bài 3 trang 85 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Một chiếc hộp kín có chứa 5 quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau, và được ghi lần lượt các số 5, 10, 15, 20, 25. Lấy ra ngẫu nhiên 1 quả bóng từ hộp. Tính xác suất của các biến cố sau.

A: “Quả bóng lấy ra được ghi số nguyên tố”;

B: “Quả bóng lấy ra ghi số chia hết cho 5”;

C: “Quả bóng lấy ra ghi số chia hết cho 3”;

D: “Quả bóng lấy ra ghi số là bội của 6”.

Lời giải:

Vì 5 quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau nên mỗi quả bóng đều có cùng khả năng được chọn.

•Trong 5 quả bóng ghi lần lượt các số 5, 10, 15, 20, 25, chỉ có 1 quả bóng ghi số nguyên tố là 5. Do đó xác xuất của biến cố A là PA=15.

•Tất cả 5 quả bóng ghi lần lượt các số 5, 10, 15, 20, 25 đều là số chia hết cho 5 vì đều có tận cùng là 0 hoặc 5. Do đó biến cố B là biến cố chắc chắn nên xác suất của biến cố B là P(B) = 1.

• Trong 5 quả bóng ghi lần lượt các số 5, 10, 15, 20, 25, chỉ có quả bóng được ghi số 15 là số chia hết cho 3. Do đó xác suất của biến cố C là PC=15.

• Trong 5 quả bóng ghi lần lượt các số 5, 10, 15, 20, 25, không có quả bóng nào ghi số là bội của 6 nên biến cố D là biến cố không thể. Do đó, xác suất của biến cố D là P(D) = 0.

Vậy PA=15, P(B) = 1, PC=15 và P(D) = 0.

Lời giải Sách bài tập Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 2: Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: