X

SBT Toán 7 Kết nối tri thức

Giải SBT Toán 7 trang 74 Tập 1 Kết nối tri thức


Haylamdo sưu tầm và biên soạn Giải SBT Toán 7 trang 74 Tập 1 trong Bài tập cuối chương 4 Sách bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 trang 74.

Giải SBT Toán 7 trang 74 Tập 1 Kết nối tri thức

Bài 4.58 trang 74 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Cho đường thẳng d đi qua trung điểm M của đoạn thẳng AB và không vuông góc với AB. Kẻ AP, BQ (P ∈ d, Q ∈ d) vuông góc với đường thẳng d (H.4.60). Chứng minh rằng:

a) AP = BQ.

b) ∆APB = ∆BQA.

Cho đường thẳng d đi qua trung điểm M của đoạn thẳng AB và không vuông góc với AB

Lời giải:

a) Xét tam giác vuông PAM và tam giác vuông QBM có:

AM = BM (do M là trung điểm của AB)

PMA^=QMB^ (hai góc đối đỉnh)

Do đó, ∆PAM = ∆QBM (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra AP = BQ.

b) Xét tam giác APB và tam giác BQA có:

AP = BQ (cmt)

PAB^=QBA^ (do ∆PAM = ∆QBM)

AB: cạnh chung

Do đó, ∆APB = ∆BQA (c – g – c).

Bài 4.59 trang 74 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Cho Hình 4.61, hãy tính số đo các góc của tam giác ABE.

Cho Hình 4.61, hãy tính số đo các góc của tam giác ABE

Lời giải:

Ta có: AD = AC = CD, do đó tam giác ACD là tam giác đều.

Suy ra ACD^=ADC^=CAD^=60°.

Ta có: ACB^+ACD^=180° (hai góc kề bù)

ACB^=180°-ACD^=180°-60°=120°

Tam giác ABC có CB = CA nên tam giác ACB cân tại đỉnh C.

Suy ra ABC^=BAC^.

Ta có: ABC^+BAC^+ACB^=180° (định lí tổng ba góc trong tam giác)

Do đó, 2ABC^=180°-ACB^=180°-120°=60°.

Suy ra ABC^=60°2=30°.

Do đó, ABC^=BAC^=30°.

Chứng minh tương tự đối với tam giác ADE cân tại đỉnh D, ta cũng có:DEA^=DAE^=30°

Ta có: BAE^=BAC^+CAD^+DAE^=30°+60°+30°=120°.

Vậy trong tam giác ABE có: ABE^=ABC^=30°; AEB^=DEA^=30° và BAE^=120°.

Bài 4.60 trang 74 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Cho hình thang cân ABCD có đáy lớn AD và đáy nhỏ BC thỏa mãn AD = 4 cm và AB = BC = CD = 2 cm (H.4.62). Tính các góc của hình thang ABCD.

Cho hình thang cân ABCD có đáy lớn AD và đáy nhỏ BC thỏa mãn AD = 4 cm và AB = BC = CD = 2 cm (H.4.62)

Lời giải:

Gọi O là trung điểm của AD.

Khi đó, AO = OD = AD2=42=2 (cm).

Do đó, AB = BC = CD = AO = OD = 2 cm.

Tam giác ABO có AB = BO nên tam giác ABO cân tại đỉnh A.

Suy ra ABO^=AOB^.

Lại có: AD // BC (do ABCD là hình thang cân có AD và BC là đáy)

Suy ra CBO^=AOB^ (hai góc so le trong).

Do đó, ABO^=AOB^=CBO^.

Xét tam giác ABO và tam giác CBO có:

AB = BC (= 2 cm)

 ABO^=CBO^ (cmt)

BO: cạnh chung

Do đó, ∆ABO = ∆CBO (c – g – c).

Suy ra CO = AO = 2 cm.

Tam giác COD có CD = OD = OC (= 2 cm). Do đó tam giác COD là tam giác đều.

Suy ra D^=CDO^=60°.

Ta có: D^+BCD^=180° (BC // AD, hai góc ở vị trí trong cùng phía)

Suy ra BCD^=180°-D^=180°-60°=120°.

Do ABCD là hình thang cân với AD và BC là đáy.

Vậy A^=D^=60° và ABC^=BCD^=120°.

Lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 4 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: