Cho tam giác ACD như Hình 5 a Xác định tọa độ các điểm A, C, D


Giải SBT Toán 8 Bài 2: Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số - Cánh diều

Bài 13 trang 55 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ACD như Hình 5.

a) Xác định tọa độ các điểm A, C, D.

b) Xác định tọa độ điểm B để tứ giác ABCD là hình chữ nhật.

c) Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Xác định toạ độ các điểm M, N, P, Q.

Cho tam giác ACD như Hình 5 a Xác định tọa độ các điểm A, C, D

Lời giải:

a) Từ Hình 5, ta thấy hình chiếu của điểm A lên trục Ox, Oy đều là điểm 1. Do đó tọa độ điểm A là: A(1; 1).

Tương tự ta xác định được tọa độ của điểm C và D là C(5; ‒1) và D(5; 1).

b)

Cho tam giác ACD như Hình 5 a Xác định tọa độ các điểm A, C, D

• Xác định điểm B:

Nối AD, DC. Ở đây ta thấy AD, DC nằm trên hai đường kẻ ô li vuông góc với nhau.

Do đó để ABCD là hình chữ nhật thì ta cần thêm điều kiện AB // DC và BC // AD.

Qua A kẻ đường thẳng song song với DC, qua C kẻ đường thẳng song song với AD, hai đường thẳng cắt nhau tại B.

Thật vậy, ta có AB // DC và BC // AD nên ABCD là hình bình hành

Lại có AD ⊥ DC nên ABCD là hình chữ nhật.

• Xác định tọa độ điểm B:

Do đường thẳng song song với DC, hay song song với trục Oy và đi qua điểm A có hoành độ bằng 1 nên mọi điểm nằm trên đường thẳng này có hoành độ bằng 1. Do đó hoành độ của điểm B bằng 1.

Tương tự, điểm B có tung độ bằng –1.

Vậy B(1; –1).

c) Ta vẽ các điểm M, N, P, Q như hình vẽ.

Cho tam giác ACD như Hình 5 a Xác định tọa độ các điểm A, C, D

Ta xác định được M(1; 0), N(3; –1), P(5; 0), Q(3; 1).

Lời giải SBT Toán 8 Bài 2: Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác: