Giải SBT Vật lí 10 trang 32 - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Vật lí 10 trang 32 trong Chủ đề 2: Lực và chuyển động sách Cánh diều. Với lời giải hay, chi tiết nhất hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập SBT Vật lí 10.

Giải SBT Vật lí 10 trang 32 Cánh diều

Bài 2.59 trang 32 sách bài tập Vật lí 10: Một vật có trục quay cố định chịu tác dụng của lực F . Tình huống nào sau đây, lực F sẽ gây tác dụng làm quay đối với vật?

A. Giá của lực F không đi qua trục quay.

B. Giá của lực F song song với trục quay.

C. Giá của lực F đi qua trục quay.

D. Giá của lực F có phương bất kì.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Lực sẽ gây tác dụng làm quay đối với vật khi giá của lực không đi qua trục quay.

Bài 2.60 trang 32 sách bài tập Vật lí 10: Cặp lực nào trong hình 2.17 là ngẫu lực?

Cặp lực nào trong hình 2.17 là ngẫu lực

A. Hình a.

B. Hình b.

C. Hình c.

D. Hình d.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Ngẫu lực là hệ gồm hai lực cùng phương, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau, cùng tác dụng lên một vật nhưng có vị trí điểm đặt khác nhau.

Bài 2.61 trang 32 sách bài tập Vật lí 10: Hai thanh dầm thép đồng chất, có trọng tâm tại A và B, đặt chồng lên nhau như hình 2.18. Thanh dài hơn có trọng lượng 10 kN.

Hai thanh dầm thép đồng chất, có trọng tâm tại A và B, đặt chồng lên nhau như hình 2.18

a. Xác định hợp lực (độ lớn P và giá) của các trọng lực tác dụng lên hai thanh dầm.

b. Hai thanh dầm được đặt lên các cột đỡ tại O1 và O2. Để hệ đứng yên thì hợp lực của các lực đỡ bởi hai cột phải cân bằng với hợp lực xác định ở câu a. Hỏi mỗi cột đỡ chịu một lực bằng bao nhiêu?

Lời giải:

a. Áp dụng quy tắc hợp lực song song, cùng chiều cho hai trọng lực và của hai thanh, ta xác định được hợp lực như hình 2.61G, trong đó:

Hai thanh dầm thép đồng chất, có trọng tâm tại A và B, đặt chồng lên nhau như hình 2.18

Hai thanh dầm đồng chất, dựa vào hình vẽ ta có thể thấy thanh A có khối lượng bằng một nửa khối lượng thanh B

- Độ lớn P = P1 + P2 = 5 + 10 = 15 (kN)

- Giá của đi qua điểm O chia đoạn thẳng AB theo tỉ lệ:
OAOB=P2P1=105=2

Mà khoảng cách giữa giá của P1P2L4 nên khoảng cách từ giá của P¯ đến giá của P1P2 lần lượt là L6L12 .

b. Hợp lực F của các lực đỡ bởi hai cột phải cân bằng với P

Tức là: F = P = 15 kN, F ngược chiều và có giá trùng với giá của P .

F là hợp lực của hai lực đỡ F1F2 song song, cùng chiều nên:

F1+F2=F=15kN

F1F2=O2HO1H=L12+L2L6+L4=75

Ta xác định được lực mà mỗi cột đỡ phải chịu là:

F1 = 8,75 kN và F2 = 6,25 kN

Bài 2.62 trang 32 sách bài tập Vật lí 10: Một đĩa tròn phẳng, mỏng, đồng chất, bán kính R sẽ có điểm đặt của trọng lực tại tâm của đĩa. Hỏi khi khoét một lỗ tròn bán kính (hình 2.19) thì trọng tâm của đĩa sẽ ở vị trí nào?

Một đĩa tròn phẳng, mỏng, đồng chất, bán kính R sẽ có điểm đặt của trọng lực tại tâm của đĩa

Lời giải:

Trọng tâm của đĩa bị khoét là điểm đặt hợp lực của trọng lực PK của hình tròn tâm K bán kính R2 và trọng lực PI của phần đĩa còn lại sau khi khoét đi hai lỗ tròn đối xứng qua I.

Một đĩa tròn phẳng, mỏng, đồng chất, bán kính R sẽ có điểm đặt của trọng lực tại tâm của đĩa

Ta có: IK=OK+OI=R2

Vì đĩa phẳng đồng chất nên trọng lượng mỗi phần đĩa tỉ lệ với diện tích. Gọi P là trọng lượng của đĩa nguyên, ta có:

PK=P4;PI=P2PK=P2

Áp dụng quy tắc hợp lực song song cùng chiều cho các trọng lực PI và PK, ta xác định được điểm đặt O của hợp lực sẽ chia đoạn thẳng IK theo tỉ lệ:

OIOK=PKPI=P4P2=12OI=R6

Lời giải sách bài tập Vật lí 10 Chủ đề 2: Lực và chuyển động Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Vật lí 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: