Giải SBT Vật lí 10 trang 33 - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Vật lí 10 trang 33 trong Chủ đề 2: Lực và chuyển động sách Cánh diều. Với lời giải hay, chi tiết nhất hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập SBT Vật lí 10.

Giải SBT Vật lí 10 trang 33 Cánh diều

Bài 2.63 trang 33 sách bài tập Vật lí 10: Một xe đẩy chở đất như trong hình 2.20. Xét với trục quay là trục bánh xe, hãy:

Một xe đẩy chở đất như trong hình 2.20. Xét với trục quay là trục bánh xe, hãy

a. Tính mômen lực gây ra bởi trọng lực P = 400 N tác dụng lên đất trong xe. Mômen lực này có tác dụng làm quay theo chiều nào?

b. Tính độ lớn F2 của lực do tay người tác dụng lên càng xe để tạo ra mômen lực bằng với mômen của trọng lực. Mômen lực của F2 có tác dụng làm xe quay theo chiều nào?

Lời giải:

a. Mômen của trọng lực đối với trục quay là trục bánh xe:

MP=400.0,20=80,0Nm

Mômen này có tác dụng làm quay theo chiều kim đồng hồ.

b.

Một xe đẩy chở đất như trong hình 2.20. Xét với trục quay là trục bánh xe, hãy

Để tạo ra mômen lực bằng với mômen của trọng lực:

MP=M2=F2.1,20=80,0Nm

Do đó, F2 = 66,7 N

Mômen lực của có tác dụng làm quay ngược chiều kim đồng hồ.

Bài 2.64 trang 33 sách bài tập Vật lí 10: Một thanh cứng đồng chất chịu tác dụng của bốn lực như hình 2.21

Một thanh cứng đồng chất chịu tác dụng của bốn lực như hình 2.21

Thanh có thể quay quanh trục tại P. Với mỗi lực, hãy xác định:

a. Mômen của lực đó đối với trục quay tại P.

b. Tác dụng làm quay của mỗi lực theo chiều nào.

Lời giải:

a. Mômen của lực F1 bằng không do lực này đi qua trục quay.

Mômen của lực F2 có độ lớn bằng:

M2=10.0,25=2,5Nm

Mômen của lực F3 có độ lớn bằng:

M3=10.0,50.sin30°=2,5(Nm)=2,5Nm

Mômen của lực F4 có độ lớn bằng:

M4=5.1,00=5Nm

b. Các lực F2;F3 có tác dụng làm thanh quay cùng chiều kim đồng hồ.

Lực F1 không có tác dụng làm quay

Lực F4 có tác dụng làm thanh quay ngược chiều kim đồng hồ.

Bài 2.65 trang 33 sách bài tập Vật lí 10: Một người dùng búa để nhổ đinh như hình 2.22

Một người dùng búa để nhổ đinh như hình 2.22

a. Biểu diễn các lực tác dụng lên búa.

b. Chỉ ra điểm tựa mà búa có thể quay xung quanh điểm đó khi nhổ đinh.

c. Biết lực cản của gỗ lên đinh là 1 000 N. Xác định độ lớn tối thiểu của lực mà người đó cần tác dụng để nhổ được đinh.

Lời giải

Lời giải:

a. Các lực tác dụng lên búa gồm F do tay tác dụng lên cán búa và F2 là lực cản của gỗ lên búa (qua đinh).

b. Khi nhổ đinh, búa quay quanh điểm tựa O như hình vẽ.

Một người dùng búa để nhổ đinh như hình 2.22

c. F có tác dụng làm búa quay quanh O theo chiều kim đồng hồ, F2 có tác dụng làm búa quay quanh O ngược chiều kim đồng hồ. Lực cần tác dụng để nhổ được đinh tối thiểu gây ra mô men lực bằng mô men lực cản của gỗ:

F.0,2=1000.0,02F=100N

Bài 2.66 trang 33 sách bài tập Vật lí 10: Ô tô đang chuyển động với vận tốc không đổi khi trục truyền động của ô tô tác dụng mômen lực 200 Nm lên bánh xe (hình 2.23). Bán kính của bánh xe là 0,18 m.

Ô tô đang chuyển động với vận tốc không đổi khi trục truyền động của ô tô tác dụng mômen

a. Mô tả tác dụng của mômen lực này đối với bánh xe và đối với cả xe.

b. Xác định độ lớn thành phần lực theo phương ngang mà bánh xe tác dụng lên mặt đường.

Lời giải:

a. Mômen lực của trục truyền động làm quay bánh xe. Bánh xe quay sẽ tác dụng lực lên mặt đường. Lực do mặt đường tác dụng trở lại bánh xe sẽ gây ra mômen lực làm bánh xe quay, đẩy xe chuyển động về phía trước.

b. Lực do bánh xe tác dụng lên mặt đường do mômen lực của trục truyền động gây ra nên thành phần theo phương ngang mà bánh xe tác dụng lên mặt đường là:

Fx = 200 : 0,18 = 1 111 (N)

Lời giải sách bài tập Vật lí 10 Chủ đề 2: Lực và chuyển động Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Vật lí 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: