Giải SBT Vật lí 10 trang 19 - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Vật lí 10 trang 19 trong Bài 5: Chuyển động tổng hợp sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải hay, chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập SBT Vật lí 10.

Giải SBT Vật lí 10 trang 19 Chân trời sáng tạo

Bài 5.4 (H) trang 19 SBT Vật lí lớp 10: Hai xe buýt xuất phát cùng lúc từ hai bến A và B cách nhau 40 km. Xe buýt xuất phát từ A đến B với tốc độ 30 km/h và xe buýt xuất phát từ B đến A với tốc độ 20 km/h. Giả sử hai xe buýt chuyển động thẳng đều.

a. Sau khi rời bến bao lâu thì hai xe gặp nhau trên đường?

b. Tính quãng đường của hai xe đã đi được khi hai xe gặp nhau.

Lời giải:

a. Hai xe chuyển động ngược chiều.

Gọi thời gian từ lúc hai xe xuất phát đến khi gặp nhau là t.

Tổng quãng đường hai xe đi được cho đến khi gặp nhau bằng độ dài đoạn đường AB.

AB=sA+sB=vAt+vBt

t=ABvA+vB=4030+20=0,8h

b. Quãng đường của hai xe xuất phát từ A và B đi được khi hai xe gặp nhau lần lượt là:

sA=vA.t=30.0,8=24 kmsB=vB.t=20.0,8=16 km

Bài 5.5 (H) trang 19 SBT Vật lí lớp 10: Tại một thời điểm, ở vị trí M trên đoạn đường thẳng có xe máy A chạy qua với tốc độ 30 km/h. Sau 10 phút, cũng tại vị trí M, có xe máy B chạy qua với tốc độ 40 km/h để đuổi theo xe máy A. Giả sử hai xe máy chuyển động thẳng với tốc độ xem như không đổi.

a. Tính thời gian để xe máy B đuổi kịp xe máy A.

b. Tính quãng đường mà xe máy A đã đi được đến khi xe máy B đuổi kịp.

Lời giải:

a. Đổi 10 phút = 16h

Quãng đường mà xe máy A đã đi được sau 10 phút:

s=vA.Δt=30.16=5 km

Hai xe chuyển động cùng chiều nên thời gian để xe máy B đuổi kịp xe máy A là:

tB=svBvA=54030=0,5h

b. Quãng đường mà xe máy A đã đi được đến khi xe máy B đuổi kịp là:

sA=vA.tA=vA.Δt+tB=3016+12=20 km

A. Trắc nghiệm

Câu 7.1 (B) trang 19 SBT Vật lí lớp 10: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, gia tốc

A. có giá trị bằng 0.

B. là một hằng số khác 0.

C. có giá trị biến thiên theo thời gian.

D. chỉ thay đổi hướng chứ không thay đổi về độ lớn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, gia tốc là một hằng số khác 0.

Câu 7.2 (B) trang 19 SBT Vật lí lớp 10: Chọn từ/ cụm từ thích hợp trong bảng dưới đây để điền vào chỗ trống:

Vô hướng

Độ dịch chuyển

Vận tốc

(v – t)

m2/s

Thời gian

Diện tích

Độ dốc

(d – t)

Không gian

m/s2

Tọa độ

Tốc độ

Chiều cao

Có hướng

Thể tích

Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên của (1) … theo (2) … Gia tốc là một đại lượng (3) …, có đơn vị trong hệ SI là (4) … Gia tốc tức thời tại một thời điểm có giá trị bằng ((5) … của tiếp tuyến với đường đồ thị (6) … tại thời điểm đó. (7) .. của vật trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 được xác định bằng phần (8) … giới hạn bởi các đường v(t), v = 0, t = t1, t = t2 trong đồ thị (v – t).

p>Lời giải:

Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên của (1) vận tốc theo (2) thời gian. Gia tốc là một đại lượng (3) có hướng, có đơn vị trong hệ SI là (4) m/s2. Gia tốc tức thời tại một thời điểm có giá trị bằng (5) tốc độ của tiếp tuyến với đường đồ thị (6) (v – t) tại thời điểm đó. (7) Độ dịch chuyển của vật trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 được xác định bằng phần (8) diện tích giới hạn bởi các đường v(t), v = 0, t = t1, t = t2 trong đồ thị (v – t).

Lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài 5: Chuyển động tổng hợp Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Vật lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: