Giải Sinh học 10 trang 139 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Sinh học 10 trang 139 trong Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus sách Cánh diều. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Sinh học 10.
Giải Sinh học 10 trang 139 Cánh diều
Câu hỏi 10 trang 139 Sinh học 10: Cơ chế nào giúp cơ thể chống lại virus?
Lời giải:
Cơ thể chống lại virus nhờ các phản ứng phòng vệ của cơ thể gồm miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
Câu hỏi 11 trang 139 Sinh học 10: Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
Lời giải:
Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu:
Miễn dịch không đặc hiệu |
Miễn dịch đặc hiệu |
- Là sự bảo vệ ngay lập tức của hệ thống miễn dịch, không cần tiếp xúc với kháng nguyên trước đó. |
- Là sự bảo vệ của hệ thống miễn dịch chỉ hoạt động khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. |
- Là phản ứng chung với tất cả các mầm bệnh nên không đặc hiệu. |
- Thể hiện tính đặc hiệu đối với từng mầm bệnh. |
- Ví dụ: Sự bảo vệ của da và niêm mạc, sự tiêu diệt mầm bệnh của đại thực bào,… |
- Ví dụ: hình thành kháng thể sau khi đã tiếp xúc với mầm bệnh. |
Vận dụng 2 trang 139 Sinh học 10: Em đã làm gì để có sức khỏe tốt? Vì sao giữ gìn cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh lại có tác dụng phòng bệnh do virus?
Lời giải:
• Biện pháp để có sức khỏe tốt:
- Ăn uống khoa học, hợp lí, hợp vệ sinh.
- Tạo môi trường sống sạch, hạn chế tác nhân gây đột biến.
- Luyện tập, nghỉ ngơi khoa học, tinh thần thoải mái.
- Khám sức khỏe định kì.
• Giữ gìn cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh lại có tác dụng phòng bệnh do virusvì giữ gìn cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh là virus.
Vận dụng 3 trang 139 Sinh học 10: Con người thường làm gì để chủ động kích hoạt miễn dịch đặc hiệu của cơ thể?
Lời giải:
Để chủ động kích hoạt miễn dịch đặc hiệu của cơ thể, con người thường chủ động tiêm vaccine.
Câu hỏi 12 trang 139 Sinh học 10: Nêu các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus. Quan sát hình 22.8 và cho biết thuốc Tamiflu ức chế giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virus cúm A?
Lời giải:
- Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus:
+ Giai đoạn 1 - Bám dính (hấp phụ): Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ.
+ Giai đoạn 2 - Xâm nhập: Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào vật chủ. Virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.
+ Giai đoạn 3 - Sinh tổng hợp: Virus sử dụng các vật chất có sẵn của tế bào chủ tiến hành tổng hợp các phân tử protein và nucleic acid nhờ enzyme của tế bào chủ hoặc enzyme do virus tổng hợp
+ Giai đoạn 4 - Lắp ráp: Các thành phần của virus sẽ hợp nhất với nhau để hình thành cấu trúc nucleocapsid.
+ Giai đoạn 5 - Giải phóng: Virus có thể phá huỷ tế bào chủ để giải phóng đồng thời các hạt virus hoặc chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần.
- Thuốc Tamiflu ức chế giai đoạn lắp ráp (cụ thể là lắp ráp màng bọc) trong chu trình nhân lên của virus cúm A.