X

Sinh học 10 Cánh diều

Vì sao cây ngập mặn có thể thích nghi với môi trường có nồng độ muối cao?


Giải Sinh 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tìm hiểu thêm trang 57 Sinh học 10 trong Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất, lời giải hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Sinh học 10.

Tìm hiểu thêm trang 57 Sinh học 10: Vì sao cây ngập mặn có thể thích nghi với môi trường có nồng độ muối cao?

Lời giải:

• Cây ngập mặn có thể thích nghi với môi trường có nồng độ muối cao vì những cây này có những đặc điểm thích nghi với môi trường có nồng độ muối cao:

- Bên ngoài rễ có nhiều lớp bần, tăng cường bảo vệ rễ.

- Mô mềm vỏ rễ có nhiều khoảng gian bào rất lớn để chứa khí, một số loài có rễ thở.

- Phần trụ có nhiều mạch với kích thước nhỏ. Đây là yếu tố giúp chuyển và thoát nước nhanh tránh sự đầu độc cơ thể do nồng độ muối cao.

- Rễ của cây ngập mặn có cơ chế chỉ cho nước đi qua nhưng không cho muối đi qua. Vì vậy, dịch mô ở rễ rất loãng nhưng ngược lại nồng độ chất tan ở lá rất cao, chính vì vậy, cây có thể hút nước một cách dễ dàng trong môi trường có nồng độ muối cao.

- Lá cây có tuyến muối hoặc ở các loài không có tuyến muối thì các lá non tương đối mỏng nhưng lá càng già càng dày lên không phải do sinh ra các tế bào mới mà do sự tăng kích thước các tế bào trong thịt lá. Đặc điểm này phù hợp với chức năng tích lũy muối thừa để thải ra ngoài khi lá rụng.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác: