X

Lý thuyết Sinh học 10 Kết nối tri thức

Lý thuyết Sinh 10 Bài 17: Giảm phân - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Sinh 10 Bài 17: Giảm phân hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 10.

Lý thuyết Sinh 10 Bài 17: Giảm phân - Kết nối tri thức

I. Diễn biến của giảm phân

- Giảm phân là hình thức phân chia của các tế bào mầm sinh dục trong quá trình sản sinh giao tử ở các cơ quan sinh sản.

- Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp là giảm phân I và giảm phân II nhưng nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi một lần vào kì trung gian trước khi tế bào bước vào giảm phân I.

1. Giảm phân I

Các kì

Hình ảnh

Diễn biến

Kì đầu I

Lý thuyết Sinh 10 Bài 17: Giảm phân - Kết nối tri thức

- Các NST kép bắt đôi với nhau thành từng cặp tương đồng và dần co xoắn.

- Các chromatid của các NST tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo).

- Thoi phân bào hình thành, màng nhân và hạch nhân tiêu biến.

Kì giữa I

Lý thuyết Sinh 10 Bài 17: Giảm phân - Kết nối tri thức

- Các cặp NST kép tương đồng co xoắn cực đại và di chuyển về mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, tập trung thành hai hàng.

- Các vi ống được gắn vào một phía tâm động của mỗi NST kép.

Kì sau I

Lý thuyết Sinh 10 Bài 17: Giảm phân - Kết nối tri thức

- Hai NST kép trong cặp tương đồng tách rời nhau ra và mỗi NST di chuyển trên thoi phân bào đi về một cực của tế bào.

Kì cuối I

Lý thuyết Sinh 10 Bài 17: Giảm phân - Kết nối tri thức

- Các NST kép dần dãn xoắn.

- Thoi phân bào tiêu biến.

- Màng nhân và hạch nhân xuất hiện tạo thành hai nhân mới.

- Tế bào chất phân chia tạo thành hai tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ nhưng ở trạng thái kép.

→ Kết thúc giảm phân I, từ một tế bào (2n) tạo ra 2 tế bào con đơn bội kép (n kép).

2. Giảm phân II

Các kì

Hình ảnh

Diễn biến

Kì đầu II

Lý thuyết Sinh 10 Bài 17: Giảm phân - Kết nối tri thức

- NST kép dần co xoắn và hiện rõ.

- Thoi phân bào được hình thành.

- Màng nhân và hạch nhân dần tiêu biến.

Kì giữa II

Lý thuyết Sinh 10 Bài 17: Giảm phân - Kết nối tri thức

- Các NST kép co xoắn cực đại và di chuyển về mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, tập trung thành một hàng.

- Mỗi NST kép gắn với vi ống ở cả hai phía của tâm động.

Kì sau II

Lý thuyết Sinh 10 Bài 17: Giảm phân - Kết nối tri thức

- Hai chromatid của mỗi NST kép tách rời nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào đi về hai cực của tế bào.

Kì cuối II

Lý thuyết Sinh 10 Bài 17: Giảm phân - Kết nối tri thức

- Các NST dần dãn xoắn.

- Thoi phân bào tiêu biến.

- Màng nhân và hạch nhân xuất hiện tạo thành hai nhân mới.

- Tế bào chất phân chia tạo thành hai tế bào con.

→ Kết thúc giảm phân II, từ một tế bào đơn bội kép (n kép) tạo ra hai tế bào đơn bội (n).

3. Kết quả của giảm phân

- Kết quả của giảm phân:

+ Từ một tế bào, qua hai lần phân bào của giảm phân tạo ra được bốn tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa nhưng khác nhau về vật chất di truyền.

+ Nguyên nhân về sự khác nhau trong vật chất di truyền của các tế bào con được tạo ra qua giảm phân là do sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong kì sau của giảm phân I cũng như có sự trao đổi chéo xảy ra giữa chúng tạo tổ hợp NST và tổ hợp gene mới trong kì đầu của giảm phân I.

Lý thuyết Sinh 10 Bài 17: Giảm phân - Kết nối tri thức

Sự trao đổi chéo giữa các chromatid của các NST tương đồng

- Sau giảm phân, các tế bào con sẽ biến đổi hình thái thành các giao tử:

+ Ở động vật: Từ 1 tế bào sinh tinh qua giảm phân hình thành 4 tinh trùng; 1 tế bào trứng qua giảm phân chỉ hình thành 1 trứng có kích thước lớn và 3 thể cực bị tiêu biến sau đó.

+ Ở người: Noãn nguyên bào (noãn sơ cấp) sau khi giảm phân I, nếu được thụ tinh mới tiếp tục hoàn tất quá trình giảm phân II hình thành tế bào trứng.

Lý thuyết Sinh 10 Bài 17: Giảm phân - Kết nối tri thức

Giảm phân hình thành tinh trùng, trứng

và quá trình thụ tinh hình thành hợp tử ở người

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm phân

Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân:

- Yếu tố di truyền: Ở mỗi loài, đến độ tuổi trưởng thành nhất định, các tế bào sinh dục mới tiến hành giảm phân tạo giao tử đánh dấu sự bắt đầu có khả năng sinh sản của cơ thể.

- Các hormone sinh dục: đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảm phân. Để vật nuôi sinh sản theo ý muốn, người ta có thể tiêm hormone sinh dục kích thích quá trình sinh sản cho vật nuôi.

- Các yếu tố môi trường: Nhiều loài cây chỉ có thể ra hoa khi gặp điều kiện thời tiết, chế độ ánh sáng thích hợp.

- Tuổi tác: Ở người, phụ nữ tuổi càng lớn (đặc biệt từ tuổi 35 trở lên) thì quá trình giảm phân hình thành giao tử càng dễ bị rối loạn dẫn đến tỉ lệ các giao tử bất thường tăng lên khiến khả năng sinh con bị chứng Down càng tăng.

Lý thuyết Sinh 10 Bài 17: Giảm phân - Kết nối tri thức

Rối loạn giảm phân ở cặp NST 21 dẫn đến hình thành hội chứng Down

III. Ý nghĩa của giảm phân

- Quá trình giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật, đảm bảo duy trì bộ NST 2n đặc trưng cho loài:

+ Giảm phân tạo ra các giao tử có bộ NST giảm đi một nửa (n). Sau đó, sự kết hợp của 2 giao tử (n) trong thụ tinh tạo thành hợp tử (2n), khôi phục lại bộ NST 2n đặc trưng của loài.

+ Tế bào hợp tử 2n trải qua niều lần nguyên phân và biệt hóa tế bào phát triển thành cơ thể đa bào trưởng thành.

Lý thuyết Sinh 10 Bài 17: Giảm phân - Kết nối tri thức

Giảm phân, thụ tinh kết hợp với nguyên phân

là cơ chế duy trì bộ NST 2n đặc trưng của loài sinh sản hữu tính

- Giảm phân góp phần cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống: Sự trao đổi chéo giữa các NST tương đồng ở kì đầu I, kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST trong giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử có kiểu gene khác nhau, là cơ sở để tạo ra vô số các biến dị tổ hợp ở đời con, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

Lý thuyết Sinh 10 Bài 17: Giảm phân - Kết nối tri thức

Giảm phân góp phần tạo thành biến dị tổ hợp ở bọ rùa

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay khác: